25/12/2023 17:37
Đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cùng các đồng chí Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị.
Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh có đồng chí Nguyễn Quỳnh Thiện, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan; cán bộ chủ chốt Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh.
Năm 2023, Bộ, ngành Tư pháp đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, tập trung triển khai toàn diện, kịp thời, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao. Kết quả công tác năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực của Bộ, ngành Tư pháp đều tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, có một số lĩnh vực công tác đạt kết quả nổi bật như: công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật được các bộ, ngành quan tâm, chú trọng triển khai quyết liệt, đạt được nhiều kết quả tích cực. Năm 2023, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 515 văn bản quy phạm pháp luật. Các địa phương đã ban hành 3.763 văn bản quy phạm pháp luật cấp tỉnh.
Việc tham gia ý kiến pháp lý cùng với Chính phủ, chính quyền các cấp trong phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được đánh giá cao; công tác truyền thông, phổ biến về chính sách, pháp luật, hòa giải ở cơ sở được tổ chức thực hiện hiệu quả. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được xây dựng, vận hành hiệu quả, duy trì kết nối, chia sẻ thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Công tác Thi hành án dân sự đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay. Năm 2023, các cơ quan Thi hành án dân sự đã thi hành xong 575.667 việc, tăng 36.377 việc (tăng 6,75%) so với cùng kỳ năm 2022; cao hơn 0,74% so với chỉ tiêu được giao.
Thể chế trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp tiếp tục được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng, tiêu cực và quản lý nhà nước. Công tác trợ giúp pháp lý có nhiều kết quả ấn tượng. Công tác nghiên cứu khoa học pháp lý tiếp tục có nhiều đóng góp thiết thực phục vụ trực tiếp cho công tác tham mưu triển khai nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp… Những kết quả trên tiếp tục đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước và của từng địa phương.
Năm 2024, Bộ Tư pháp đề ra 09 nhiệm vụ trọng tâm trên các lĩnh vực, trong đó kịp thời quán triệt, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ và triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp. Thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Thực hiện nghiêm Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Tiếp tục tập trung thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ của ngành Tư pháp theo Đề án số 06 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng dịch vụ công trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; bổ trợ tư pháp; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp… |
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận những nỗ lực của toàn ngành trong thực hiện nhiệm vụ năm 2023. Cơ bản thống nhất với những nhiệm vụ đề ra năm 2024.
Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Tư pháp cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chương trình xây dựng đề án, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2024. Kịp thời quán triệt, tham mưu thể chế hóa và triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các Nghị quyết của Quốc hội; chương trình hành động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp; quyết liệt, linh hoạt, chủ động, kịp thời trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Tiếp tục phát huy tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành Tư pháp, nhất là người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan, đơn vị...
Tin, ảnh: SƠN TUYỀN
Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” là dịp để lắng nghe các đại biểu nông dân, hợp tác xã tiêu biểu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn… phán ánh, đề xuất, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thi hành Luật Đất đai vừa được Quốc hội thông qua.