14/02/2025 12:57
Đại biểu tham dự hội nghị.
Đến dự và chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Quỳnh Thiện, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo; Phạm Minh Truyền, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Phạm Văn Tám, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương; cùng tham dự có các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo…
Giai đoạn 2020 - 2025, Trà Vinh tổ chức triển khai thực hiện 30/30 nhiệm vụ khoa học và công nghệ phát triển tài sản trí tuệ, tổng kinh phí trên 30,8 tỷ đồng; trong đó, có 25 nhãn hiệu chứng nhận và 05 chỉ dẫn địa lý.
Đồng chí Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu.
Nổi bật là kết quả xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý dừa sáp Trà Vinh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ theo Quyết định số 653/QĐ-SHTT, ngày 05/08/2024, có 06 nhãn hiệu chứng nhận được xác lập quyền gồm: tôm Trà Vinh, cua Trà Vinh, lúa gạo hữu cơ Trà Vinh, tôm hữu cơ Long Hòa - Hòa Minh, thanh long Trà Vinh, bưởi Trà Vinh.
Hỗ trợ cập nhật và bổ sung mới thông tin của 65 lượt cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) là chủ thể OCOP với 85 loại sản phẩm OCOP, hơn 20 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và các loại sản phẩm đạt chứng nhận khác như sản phẩm an toàn, VietGAP, ISO,... Đến nay, đưa lên sàn thương mại 205 cơ sở, doanh nghiệp, HTX với 953 loại sản phẩm. Trong đó, có 171 doanh nghiệp với 276 loại sản phẩm OCOP, 77 loại sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (đạt chứng nhận cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia) và 34 doanh nghiệp với trên 450 loại sản phẩm đạt chứng nhận khác,...
Dự kiến đến tháng 4/2025, sẽ có thêm 06 nhãn hiệu được xác lập quyền (yến sào Trà Vinh, lác Trà Vinh, hành tím Duyên Hải-Trà Vinh, xoài Trà Vinh, nghêu Trà Vinh, chứng nhận logo dừa sáp Trà Vinh) và 40 sản phẩm gắn với Chương trình OCOP cũng được xác lập nhãn hiệu độc quyền.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh kiến nghị cần siết chặt trong thực hiện chứng nhận sản phẩm OCOP.
Tại hội nghị, đại biểu thảo luận và đánh giá kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng sản phẩm OCOP, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và phát triển thương mại điện tử. Tập trung xây dựng chỉ dẫn địa lý và chứng nhận OCOP 5 sao, doanh nghiệp có nhận ISO… là những nội dung quyết định trong việc tăng chỉ số PCI.
Riêng lĩnh vực nông nghiệp còn gặp khó khăn, do các sản phẩm còn mang tính mùa vụ, thiếu bền vững; thời gian sau khi công nhận OCOP (3 sao) chỉ có hiệu lực 03 năm, từ đó các sản phẩm đạt OCOP chưa phát huy được giá trị gia tăng cho nông dân. Các chủ thể cần chú trọng tập trung nâng chất lượng hàng hóa khi đưa lên sàn thương mại điện tử như mẫu mã sản phẩm, công tác truyền thông…
Giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Trà Vinh triển khai thực hiện 35 nhiệm vụ khoa học và công nghệ phát triển tài sản trí tuệ, tổng kinh phí 40,3 tỷ đồng; trong đó, có 08 nhiệm vụ xây dựng chỉ dẫn địa lý và 27 nhiệm vụ xây dựng nhãn hiệu chứng nhận.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quỳnh Thiện, Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Quỳnh Thiện, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đánh giá cao vai trò các địa phương, các ngành trong tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, góp phần quảng bá hàng hóa của tỉnh; giải quyết việc làm cho người dân; nâng cao và tạo thu nhập cho hộ, cơ sở sản xuất…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quỳnh Thiện lưu ý: một số sản phẩm OCOP của các chủ thể chưa được đầu tư; còn nhiều khó khăn trong việc tham gia sàn thương mại, tiếp cận thị trường; còn trông chờ vào các chính sách… Năm 2025, hoàn thành chỉ tiêu của nhiệm kỳ; tiếp tục tập trung phát triển sản phẩm OCOP, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm theo kế hoạch…
Tin, ảnh: HỮU HUỆ
Sáng nay (14/02), thừa ủy quyền của Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với Ban Thường vụ Huyện ủy Tiểu Cần và Ban Thường vụ Huyện ủy Trà Cú tổ chức cuộc họp Ban Chấp hành Đảng bộ huyện để công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.