20/12/2022 13:57
Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Trà Vinh.
Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Trà Vinh, đồng chí Dương Hoàng Sum, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh đến dự.
Sau 05 năm triển khai, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Chiến lược, 12 ngành công nghiệp văn hóa (quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triểm lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa) đã đạt được một số thành tựu nhất định, đáng ghi nhận, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thực hiện đạt một số kết quả nổi bật: phát triển công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, thu hút nguồn lực, tạo việc làm, phát huy lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy và đóng góp vào tăng trưởng gia. Đồng thời, công nghiệp văn hóa góp phần định vị thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế. Theo số liệu thống kê và đánh giá của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến năm 2018, 12 ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đã đóng góp doanh thu trên 8.081 tỷ USD, tương đương 3,61% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Hiện nay cả nước có khoảng 1.926 làng nghề đã được công nhận đang hoạt động. Mức độ tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua khá cao, đạt bình quân khoảng 10%/năm. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt trên 2,35 tỷ USD, trong đó có một số mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn như: các sản phẩm gốm sứ đạt 539 triệu USD; sản phẩm mây tre cói thảm đạt 484 triệu USD; sản phẩm thêu, dệt thủ công đạt 139 triệu USD. Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.
Tính đến tháng 11/2022, Việt Nam đã có 48 danh hiệu các loại được UNESCO ghi danh. Giai đoạn 2016 - 2022, các ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo đã đầu tư và đóng góp cụ thể vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Kết luận hội nghị đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh: thời gian tới các ngành văn hóa công nghiệp cần tổng hợp ý kiến các nhà khoa học, ý kiến cộng đồng doanh nghiệp để báo cáo lãnh đạo Chính phủ, Bộ giúp điều chỉnh Chiến lược; trên cơ sở tổng kết đề xuất Chính phủ có chỉ thị, một số giải pháp để phát triển ngành công nghiệp; tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hoàn thiện, thể chế pháp luật Việt Nam có liên quan công nghiệp văn hóa; hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia về công nghiệp văn hóa đến năm 2045…
Tin, ảnh: HỒNG NHUNG
Sáng ngày 25/11, tại Trường Chính trị tỉnh Trà Vinh, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng công tác dân vận các cấp (đợt 1) năm 2024.