08/07/2024 09:11
Theo đó, để tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy viên, đảng viên trong thực hiện công tác PCTP, TNXH trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau, tiếp tục quán triệt sâu rộng đến từng cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên ở cơ sở thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTP, TNXH. Thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm của đảng viên, gương mẫu thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác PCTP, TNXH. Định kỳ hằng năm phải có chương trình, kế hoạch riêng, lãnh đạo, chỉ đạo, phân công, giao việc cụ thể, rõ ràng, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong công tác PCTP, TNXH để thực hiện và làm cơ sở đánh giá, xếp loại cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên. Từng cấp ủy viên, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức phải tích cực gương mẫu, đi đầu trong các mặt công tác PCTP, TNXH trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách, nhất là kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật, tham gia cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người phạm tội tại gia đình, cộng đồng dân cư; phối hợp giải quyết kịp thời các vấn đề nổi lên về trật tự an toàn xã hội, những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm... không để phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Phát huy tốt việc giám sát lẫn nhau trong tổ chức đảng, trong đó, đảng viên có quyền giám sát lực lượng chức năng trong việc thực hiện nhiệm vụ PCTP, TNXH tại địa phương; giám sát cán bộ, đảng viên khác trong thực hiện các nhiệm vụ được phân công; giám sát các mối quan hệ “không trong sáng” của đảng viên có liên quan đến các đối tượng phạm tội, tệ nạn xã hội từ đó báo cáo cấp ủy để chỉ đạo, giải quyết. Quán triệt tinh thần “mỗi đảng viên chủ động nắm tình hình, tích cực tham gia tố giác, vây bắt tội phạm, lên án các hành vi vi phạm pháp luật tại địa phương”.
Ban Tổ chức Tỉnh ủy tiếp tục chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Công an tỉnh và các huyện ủy, thị ủy, thành ủy chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả việc phân công công tác cho đảng viên, kết hợp phân công thực hiện nhiệm vụ PCTP, TNXH theo địa bàn, lĩnh vực phụ trách, trong đó, đối với đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia, phối hợp PCTP, TNXH ở nơi cư trú theo Quy định số 213-QĐ/TW, ngày 02/01/2020 của Bộ Chính trị (khóa XII) về trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú, nhất là kịp thời nắm, phản ánh tình hình, tố giác, báo tin về tội phạm, tệ nạn xã hội đến cấp ủy Chi bộ nơi cư trú và lực lượng chức năng xử lý theo quy định.
Đối với đảng viên ở ấp, khóm, chỉ đạo Bí thư chi bộ ấp, khóm tiến hành rà soát các hộ dân trên địa bàn, nhất là các hộ có hoàn cảnh quá khó khăn trong cuộc sống; hộ có đối tượng trong diện quản lý theo pháp luật; có điều kiện, khả năng hoặc biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội, tệ nạn xã hội ở địa phương... từ đó phân công đảng viên trong Chi bộ quản lý, giám sát, nắm tình hình, tuyên truyền, vận động, giáo dục, hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ gia đình phát triển kinh tế, đời sống ổn định, phòng, chống tội phạm.
Trường hợp qua công tác vận động, giáo dục, thuyết phục, tạo điều kiện về phát triển kinh tế không đạt hiệu quả, phát hiện thành viên hộ gia đình được giao phụ trách có hành vi vi phạm pháp luật phải chủ động báo cáo cấp ủy và tố giác với lực lượng chức năng xử lý theo quy định không để hoạt động kéo dài, diễn biến phức tạp ở địa phương.
Hằng tháng, trong sinh hoạt lệ chi bộ, đảng viên được phân công phụ trách hộ gia đình có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện công tác ở hộ được phân công phụ trách; tình hình chấp hành pháp luật của các thành viên trong hộ, kiến nghị, đề xuất với Chi bộ để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền để giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự.
Định kỳ 06 tháng, năm tổ chức hội nghị sơ kết công tác phân công đảng viên phụ trách hộ gia đình, kịp thời phát hiện, nhân rộng cách làm hay, hiệu quả để động viên, khen thưởng, nhân rộng, đồng thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót, rút kinh nghiệm để chỉ đạo chấn chỉnh kịp thời nâng cao hiệu quả công tác.
Đảng ủy Công an tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong công tác PCTP, TNXH trên địa bàn; chỉ đạo Công an cơ sở phối hợp tham mưu cấp ủy triển khai, thực hiện tốt công tác phân công đảng viên ấp, khóm phụ trách hộ gia đình PCTP, TNXH; hướng dẫn đảng viên được phân công phụ trách hộ gia đình tham gia tuyên truyền, vận động rộng rãi, vận động cá biệt để phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật; cách nhận diện các loại tội phạm, tệ nạn xã hội để phát hiện, tố giác... Chỉ đạo lực lượng tiếp nhận, xử lý kịp thời những vấn đề đảng viên phản ánh, kiến nghị, tố giác tội phạm và có trả lời, thông báo kết quả xử lý, giải quyết để đảng viên biết, theo dõi.
Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp thực hiện tốt việc bảo vệ cán bộ, đảng viên tham gia giám sát cán bộ, đảng viên khác, lên án các hành vi vi phạm pháp luật, tích cực tham gia phát hiện, tố giác, vây bắt tội phạm theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Các cấp ủy đảng tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác PCTP, TNXH. Thường xuyên giám sát việc chấp hành các quy định, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ của cấp trên để kịp thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế, đề xuất giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo tốt hơn.
Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Đảng ủy Công an tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tích cực trong công tác PCTP, TNXH. Đồng thời, nghiêm túc kiểm điểm, phê bình, xử lý trách nhiệm đối với cấp ủy, đảng viên thiếu gương mẫu, thực hiện không nghiêm túc, đầy đủ các nội dung công tác được phân công; sai phạm trong công tác PCTP, TNXH, trong đó, kết quả thực hiện nhiệm vụ của đảng viên được phân công phụ trách hộ gia đình và Bí thư Chi bộ ấp, khóm trong công tác này là cơ sở để xem xét, đánh giá chất lượng đảng viên hằng năm; xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng cơ sở và người đứng đầu (Đảng ủy cấp xã, Chi bộ ấp, khóm) nếu để tồn tại điểm tệ nạn xã hội hoạt động trên địa bàn mà không có chỉ đạo hoặc báo cáo đề xuất xử lý, bị lực lượng Công an triệt xóa. Trường hợp để tội phạm, tệ nạn xã hội hoạt động lộng hành, phức tạp, kéo dài, gây bức xúc dư luận, báo chí phản ánh thì tùy trường hợp cụ thể sẽ xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định.
Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy chỉ đạo thực hiện tốt công tác PCTP, TNXH ở địa phương. Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, đảng viên ở cơ sở trong công tác PCTP, TNXH. Phối hợp với Đảng ủy Công an tỉnh kiểm tra, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan trong việc để tội phạm, tệ nạn xã hội hoạt động phức tạp, lộng hành trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.
Căn cứ nội dung Chỉ thị này, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, yêu cầu các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh cụ thể hóa thành kế hoạch triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc. Giao Đảng ủy Công an tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, định kỳ 06 tháng, năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị để Ban Thường vụ Tỉnh ủy nắm, chỉ đạo.
PHƯƠNG MINH
Ngày 14/11/2024, đồng chí Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Trà Vinh ký ban hành Kế hoạch số 91/KH-BCĐ về triển khai đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu đảm bảo quyền con người nhân kỷ niệm 76 năm ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024).