23/05/2023 12:31
Lãnh đạo Ban Thường vụ Tỉnh ủy dự hội nghị.
Hội nghị được kết nối với 133 điểm cầu từ tỉnh đến cơ sở với gần 14.800 đại biểu dự. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, có các đồng chí: Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; trên 200 đại biểu là các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; các Ban HĐND tỉnh; giám đốc các doanh nghiệp có vốn Nhà nước; Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh; báo cáo viên Trung ương, cấp tỉnh; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Tuyên huấn các Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; Trưởng các khoa thuộc Trường Chính trị tỉnh, Trường Đại học Trà Vinh, Trường Cao đẳng Nghề, Trường Cao đẳng Y tế.
Đại biểu lãnh đạo tỉnh dự hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Lâm Minh Đằng nhấn mạnh: cuốn sách không chỉ thể hiện rõ tư duy lý luận, nhận thức ngày càng sâu sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác phòng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mà còn tiếp tục khẳng định sự quyết liệt, quyết tâm, kiên trì của Đảng trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, cuốn sách còn được xem là cẩm nang để mỗi đảng viên tự rèn luyện, tự chỉnh sửa, tự khắc phục những hạn chế, yếu kém của mình.
Việc nghiên cứu, học tập nội dung các trong quyển sách là cơ hội để chúng ta “tự soi, tự sửa” mình, góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, để xây dựng và chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị nước ta ngày càng phát triển.
Mỗi cán bộ, đảng viên tự liên hệ với thực tiễn địa phương, đơn vị và tình hình chung của tỉnh để tự tổng kết thực tiễn, xác định kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, giải pháp tu dưỡng, rèn luyện cả về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác một cách sát hợp, cụ thể, hiệu quả; ra sức thi đua triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Đảng.
Tiến sĩ Nguyễn Thái Học trình bày các nội dung cốt lõi của tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo đó, nội dung chính của cuốn sách gồm: (1) Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam; (2) Nhất quán phương châm: phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc; (3) Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt.
Điểm cầu các Cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.
Cuốn sách cung cấp cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân nhận thức sâu sắc về bản chất, mục đích, ý nghĩa, kết quả, bài học trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua và những chủ trương, quan điểm, phương châm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong giai đoạn hiện nay.
Từ đó thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động trong toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và người lao động vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vào sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
08 bài học kinh nghiệm về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (1) Phải có quyết tâm chính trị rất cao, biện pháp rất trúng và phải đặt khi dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung, thống nhất của Đảng. Biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu các cấp trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (2) Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm. (3) Phải đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác cán bộ; phải đánh giá, lựa chọn, bố trí đúng cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý; tăng cường quản lý, giáo dục, phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. (4) Tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; trong đó, phòng ngừa là chính, là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, đột phá. (5) Tăng cường và nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực; mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm; quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn; bất kể ai lạm dụng, lợi dụng quyền lực để trục lợi đều phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý vi phạm. (6) Chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng, kịp thời, hiệu quả của các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (7) Gắn phòng, chống tham nhũng với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (8) Các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phù hợp với bối cảnh, yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và truyền thống văn hoá của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài; kế thừa kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước. 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới (1) Phải tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu, xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. (2) Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (3) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán. (4) Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. (5) Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ Trung ương đến địa phương. |
Tin, ảnh: NGỌC XOÀN
Chiều nay (22/11), HĐND huyện Duyên Hải khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 16 (kỳ họp chuyên đề) để thực hiện công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.