08/06/2021 06:00
Trang bìa quyển sách “Chuyện của Bé ngày ấy”. |
Tập truyện ngắn “Chuyện của Bé ngày ấy” chúng tôi giới thiệu với bạn đọc trong số báo này cũng là một tập sách đáng xem. Đây là tập sách được tác giả Triệu Văn Bé phối hợp với Nhà Xuất bản Văn học - Hà Nội phát hành vào năm 2013. Tập sách dầy 296 trang, in khổ 12 x 20cm với 05 truyện ngắn tiêu biểu của ông, trong đó ký “Chuyện của Bé ngày ấy” được xem là tác phẩm “đinh” của tập truyện ngắn này. Xem “Chuyện của Bé ngày ấy” được in từ trang 163 đến những trang cuối của tập truyện ngắn với 15 mẫu chuyện nhỏ được sâu chuỗi lại, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về một Triệu Văn Bé khi còn tuổi ấu thơ, những câu chuyện vui về cái tên Bé thời kháng chiến, ông cho biết: “Ba má đặt cho con tên Bé, những mong con mình sau này trẻ mãi không già, còn thời gian thì nó cứ âm thầm lặng lẽ trôi đi nhanh theo năm tháng, thấm thoát mà giờ đây mình đã trở thành lão Bé ở tuổi ngoài sáu mươi rồi”.
Hay như câu chuyện ông tự bạch qua lời kể của má: “... một hôm máy bay giặc tới ném bom, chân tôi bị cột dính vô chiếc giường ngủ, bà con thấy vậy chạy vào tháo dây rồi cõng tôi chạy xuống hầm trú ẩn. Tới khi tan trận, má về thì nhà cửa bị trúng bom tan nát, tìm con không thấy, má đang khóc lóc kêu la, bỗng bà con bồng Bé về, mừng quá, má ôm chặt con vào lòng khóc sướt mướt, rồi từ đó không để tôi ở nhà nữa...”.
Ngoài việc biết về cuộc sống tuổi thơ của chính tác giả Triệu Văn Bé, thông qua tập truyện ngắn “Chuyện của Bé ngày ấy”, chúng tôi - thế hệ trẻ ngày nay còn biết nhiều điều thú vị về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cũng như chính tác giả cũng tâm sự: “Điều hết sức quý giá của đời tôi là được sinh ra thời đánh Tây, lớn lên thời đánh Mỹ, rồi trưởng thành vào thời kỳ đầu xây dựng đất nước.
Có thể nói, đây là một thời điểm lịch sử đậm nét, đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Chính đó là lò luyện có một không hai đã giúp tôi trưởng thành. Có rất nhiều chuyện hay: chuyện chung có, chuyện riêng có, vui có, buồn có, khổ có và cả những chuyện “thập tử nhất sinh” trong kháng chiến cũng như trong thời bình”.
Bài, ảnh: LÂM THY
Thi đấu xuất sắc và giành được tổng cộng 14 huy chương, các vận động viên của đoàn Thành phố Hồ Chí Minh 1 đã bỏ xa đoàn xếp thứ Nhì là Hà Nội.