25/01/2025 06:24
Đến tham dự hoạt động tại Công viên Phạm Ngũ Lão, thành phố Trà Vinh có các đồng chí: Dương Hoàng Sum, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh; Sơn Hùng, Phó Tổng Biên tập Báo Trà Vinh; Thạch Mu Ni, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh...
Liên hoan thu hút sự tham gia của 09 đội đờn ca tài tử của 09 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Qua 03 ngày thi diễn, các đội đã mang đến Liên hoan nhiều chương trình, tiết mục có nội dung thiết thực, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.
Đồng chí Lâm Hữu Phúc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh phát biểu bế mạc Liên hoan.
Phát biểu bế mạc Liên hoan, đồng chí Lâm Hữu Phúc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh cho biết, đây là hoạt động nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản văn hóa phi vật thể, loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc Việt Nam nói chung và người dân Nam Bộ nói riêng; góp phần bảo tồn bộ môn nghệ thuật Đờn ca tài tử. Đồng thời cũng là dịp giúp các tài tử đờn, tài tử ca trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để phát triển nghề nghiệp.
Đồng chí Lâm Văn Tuyên, Giám đốc Thư viện tỉnh Trà Vinh trao giải C cho các tiết mục.
Tổng kết Liên hoan, Ban tổ chức chọn 36 tiết mục và 09 chương trình để trao giải gồm: 09 giải A, 09 giải B, 09 giải C và 09 giải Khuyến khích cho các tiết mục.
Về giải chương trình, có 01 giải A, 01 giải B, 01 giải C và 06 giải Khuyến khích; trong đó, đơn vị huyện Cầu Kè đoạt giải A, huyện Duyên Hải đoạt giải B, huyện Cầu Ngang giải C và các đơn vị còn lại: huyện Càng Long, Châu Thành, Trà Cú, Tiểu Cần, thị xã Duyên Hải và thành phố Trà Vinh nhận giải Khuyến khích.
Đồng chí Hồ Trung Nhân, Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Trà Vinh trao giải B cho các tiết mục.
Đồng chí Lâm Hữu Phúc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh trao giải A cho các tiết mục.
Đồng chí Sơn Hùng, Phó Tổng biên tập Báo Trà Vinh trao giải Khuyến khích chương trình cho các đơn vị.
Đồng chí Thạch Mu Ni, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh trao giải C chương trình cho đơn vị huyện Cầu Ngang.
Đồng chí Lâm Hữu Phúc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh trao giải B chương trình cho đơn vị huyện Duyên Hải.
Đồng chí Dương Hoàng Sum, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh trao giải A chương trình cho đơn vị huyện Cầu Kè.
Dưới đây là 06 tiết mục đoạt giải A được chọn công diễn
Tài tử ca Lê Văn Minh, đơn vị huyện Càng Long trình bày bài hát “Đảng là niềm tin” thể loại Bắc: Bình Bán Chấn của tác giả Nguyễn Văn Mẫn.
Tiết mục ca ra bộ Tây thi “Chung một quê hương” của tác giả Huỳnh Thanh Tuấn do đơn vị huyện Cầu Ngang trình bày.
Tài tử ca Hồng Xuyến, đơn vị huyện Trà Cú trong bài vọng cổ nhịp 16 “Huyền sử một ngôi đền” của tác giả Huỳnh Thanh Tuấn.
Tài tử ca Lâm Anh Điền, đơn vị huyện Duyên Hải trong bài Giang nam 10 câu “Đi tìm đồng đội” của tác giả Phạm Văn Phúc.
Tiết mục độc tấu Guitar “Bình bán chấn 22 câu” do tài tử đờn Hoàng Việt, đơn vị huyện Trà Cú trình bày.
Tiết mục hòa ca 08 câu Nam xuân và 15 câu Trống xuân “Hương sắc mùa xuân”, “Cung đàn tương phùng” của tác giả Hoàng Tấn do đơn vị thành phố Trà Vinh trình bày.
Tin, ảnh: BÁ THI
Cưa líu (có nơi viết thành cưa liếu) cùng cưa đài là hai vật dụng quan trọng, luôn đi đôi nhau, để xẻ từng đoạn gỗ rừng to lớn ra thành từng phách gỗ. Từ gỗ phách, người ta sử dụng nhiều loại cưa khác nhau tiếp tục cưa xẻ thành các loại gỗ thanh, gỗ ván dùng trong xây dựng cũng như mộc gia dụng, mộc chí (Tận cùng của nghề mộc, là nghề đóng hòm (quan tài) các loại. Ngày xưa, trại hòm thường gọi là trại mộc chí). Có người giải thích chữ líu (hoặc liếu) bắt nguồn từ chữ liễu, nghĩa là lưỡi cưa nhỏ và mỏng như lá liễu.