01/09/2021 07:57
Những ngày đầu tháng 9/1969, tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời đã gây xúc động sâu sắc trong tình cảm của mọi người con dân nước Việt. Từ đô thành còn chịu sự kìm kẹp của địch đến bưng biền Đồng Tháp, đất Mũi Cà Mau, từ nhà tù Chí Hòa, Côn Đảo đến chiến khu giải phóng, những người chiến sĩ cách mạng và Nhân dân miền Nam, bằng nhiều hình thức, đã tổ chức truy điệu Người với lòng kính yêu, tiếc thương vô hạn. Nhiều địa phương ở miền Tây Nam Bộ đã lập các đền thờ để ghi nhớ công lao của Bác...
Đã bao năm trôi qua, tình yêu kính đối với Bác Hồ vẫn vẹn nguyên trong tâm tư của mỗi người dân Việt Nam. Những Đền thờ, phủ thờ Bác Hồ trên cả nước, đặc biệt là khu vực Tây Nam bộ, vẫn là nơi mà người dân thể hiện sự kính ngưỡng, tri ân Bác mỗi khi về thăm và thắp hương tưởng niệm. Mỗi ngôi đền thờ Bác đều có những câu chuyện riêng nhưng tựu trung lại tất cả đã trở thành biểu tượng bất diệt, là "Công trình của trái tim", là "Pháo đài của niềm tin", là nét sinh hoạt văn hóa tâm linh độc đáo của người dân Nam Bộ ở vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long.
Những đền thờ Bác ở Tây Nam Bộ là quyển sách được thực hiện trên cơ sở tập hợp một số bài viềt, bài nghiên cứu về tình cảm của Bác Hồ đối với miền Nam và về những đến thờ Bác ở khu vực Tây Nam Bộ, được Đảng và nhân dân lập nên, được bảo vệ và gìn giữ liên tục suốt hơn 50 năm qua. Sách do Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM ấn hành năm 2015.
Sách chia thành hai phần, phần 1 tập hợp các bài viêt: Cái nắm tay cuối cùng của Bác (Nguyễn Văn Linh), Miền Nam luôn trong trái tim tôi (Mạc Đường), Người sống mãi trong lòng miền Nam (Nguyễn Thị Đức). Những bài viết đã thể hiện tình cảm sâu nặng của Bác Hồ đối với miền Nam ruột thịt. Phần hai là tập hợp những bài viết ghi nhận các công trình Đền Thờ Bác Ở Tây Nam Bộ, đó là "Những công trình của trái tim". Phần 2 gồm các bài viết mang tính chất khai quát chung về việc Nhân dân Nam Bộ đã lập đền thờ tưởng nhớ Bác Hồ như Hình sơ đồ Đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ, Linh thiêng một cõi (Phan Tùng Sơn), Sinh hoạt văn hóa tại di tích Đền thờ Bác Hồ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Thị Đức), Công trình của trái tim (Trần Bạch Đằng). Kế đến là những bài viết đề cập đến cụ thể việc lập Đền thờ Bác ở các địa địa phương vùng Tây Nam Bộ.
Riêng ở Trà Vinh, trong những vùng kềm của địch, đồng bào Kinh - Khmer - Hoa đã thật xót xa, bàng hoàng khi nghe tin vị Cha già kính yêu không còn nữa. Sau ngày Bác qua đời, nhiều gia đình đã lập bàn thờ để thờ phụng cho khuây khoả nỗi tiếc thương. Nhân dân vẫn ao ước làm sao xây dựng được một ngôi Đền dù nhỏ để thờ phượng Người. Ở đây có sự gặp nhau giữa lòng dân và ý Đảng. Đền thờ Bác ở Long Đức ra đời trong tâm nguyện chung của Nhân dân Trà Vinh hướng về Bác kính yêu. Những bài viết như: Phụ nữ Long Đức và ngôi Đền thờ Bác (Tuyết Thanh), Huyền thoại một ngôi Đền (Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh) đã cho người đọc hình dung được quyết tâm sắt đá của Nhân dân Trà Vinh trong việc xây dựng ngôi Đền thờ Bác như một pháo đài của niềm tin: "Đền thờ Bác Hồ, biểu tượng bất diệt, tấm lòng sắc son của Nhân dân Nam bộ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".
Qua Những Đền thờ Bác ở Tây Nam Bộ , mong rằng mỗi chúng ta, khi tưởng nhớ về Bác, càng vun bồi thêm trong tâm hồn mình tinh thần dân tộc, lòng yêu đất nước và quyết tâm phấn đấu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
SONG MẶC
Qua 02 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24/11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024 thành công tốt đẹp.