14/01/2024 17:23
Các Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028 biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba tổng kết hoạt động công đoàn năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 vào ngày 29/12/2023.
10 nhiệm vụ trọng tâm của công đoàn năm 2024
(1) Tập trung tuyên truyền, quán triệt, triển khai trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn tỉnh Trà Vinh, Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII. Xây dựng và ban hành các nghị quyết, kế hoạch chuyên đề… thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp chủ yếu tập trung vào mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, các khâu đột phá do đại hội đề ra.
Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình hành động của Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và kế hoạch thực hiện phương châm hành động của Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 “Đoàn kết, Kỷ cương, Hành động, Sáng tạo, Đột phá, Phát triển”.
(2) Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống; nhận thức về quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn cho đoàn viên, người lao động (NLĐ). Nâng cao chất lượng hoạt động “Tháng công nhân” gắn với “Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động” năm 2024 và các hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
(3) Tập trung công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ. Tổ chức có hiệu quả các Chương trình “Tết sum vầy” năm 2024 và tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ thiết thực cho đoàn viên, CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, công nhân lao động mất việc, thiếu việc làm, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bệnh hiểm nghèo...; vận động hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm công đoàn” góp phần thực hiện tốt tiêu chí về nhà ở trong XDNTM.
(4) Tập trung đối thoại, thương lượng tập thể, nâng cao chất lượng các thỏa ước lao động tập thể nhằm mang lại lợi ích cho đoàn viên, NLĐ, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, điều kiện và thời giờ làm việc. Tăng cường công tác nắm bắt thông tin, lắng nghe phản ánh từ cơ sở, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của NLĐ, tình hình quan hệ lao động, sản xuất kinh doanh, việc thực hiện chế độ, chính sách của các doanh nghiệp; chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ; kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
(5) Phát động các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, phát động thi đua chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024). Tập trung triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, lãng phí” trong CNVCLĐ. Tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới hội nghị điển hình tiên tiến LĐLĐ tỉnh và Đại hội thi đua Tổng LĐLĐ Việt Nam, Đại hội thi đua tỉnh Trà Vinh.
(6) Tăng cường tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; quan tâm thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công đoàn; chú trọng công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho cấp ủy Đảng xem xét, bồi dưỡng, kết nạp.
(7) Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) gắn với công tác quản lý, cập nhật phần mềm quản lý đoàn viên. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp, đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ mới, chú trọng tập huấn về kỹ năng vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, kỹ năng đối thoại, thương lượng. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ mang tính đột phá về cải cách hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Công đoàn.
(8) Tập trung tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ và trẻ em. Tiếp tục chăm lo cho nữ đoàn viên, CNVCLĐ và con đoàn viên. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công quần chúng trong việc đại điện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ; chú trọng việc thành lập Ban Nữ công quần chúng ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước; chủ động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể với những quy định có lợi hơn cho lao động nữ so với quy định của pháp luật.
(9) Tập trung thu đoàn phí, kinh phí công đoàn, công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn đảm bảo đúng quy định. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong các cơ quan Công đoàn và CĐCS. Tập trung nguồn lực tài chính công đoàn để chi cho các hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên và NLĐ.
(10) Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Ủy ban Kiểm tra công đoàn các cấp. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam cùng cấp và cấp dưới; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn; chủ động ngăn ngừa, phát hiện và kiểm tra kịp thời các dấu hiệu vi phạm.
13 chỉ tiêu phấn đấu trong năm 2024
1. Có 95% trở lên đoàn viên, NLĐ được tham gia học tập, quán triệt, tiếp nhận đầy đủ thông tin về chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế, quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
2. Công đoàn tham gia tuyên truyền, vận động 70% trở lên công nhân lao động tham gia học tập nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp, giáo dục kỹ năng sống và 50% được phổ biến về công nghệ thông tin, công nghệ số.
3. Có 80% trở lên đoàn viên, NLĐ được hưởng thụ, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và 98% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
4. 100% CĐCS khu vực hành chính, sự nghiệp công lập, doanh nghiệp khu vực nhà nước và ít nhất 75% CĐCS doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước tham gia với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ban hành, triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, trong đó có 100% CĐCS khu vực hành chính, sự nghiệp công lập phối hợp tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức; 90% trở lên doanh nghiệp Nhà nước và 70% trở lên doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (nơi có tổ chức công đoàn) tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; 95% trở lên doanh nghiệp Nhà nước và 70% trở lên doanh nghiệp ngoài Nhà nước (nơi có tổ chức công đoàn) tổ chức Hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật.
5. Ít nhất 83% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện đại diện, thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
6. Ít nhất 75% số vụ việc của đoàn viên có nhu cầu giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án sẽ có đại diện công đoàn tham gia hoặc được công đoàn hỗ trợ.
7. 100% Chủ tịch CĐCS bầu mới được đào tạo, bồi dưỡng với hình thức phù hợp.
8. Có 95% trở lên NLĐ thuộc đối tượng tập hợp được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam (năm 2024 phát triển tăng thêm 6.500 đoàn viên công đoàn); 100% đơn vị, doanh nghiệp đủ điều kiện và sử dụng từ 25 lao động trở lên thành lập CĐCS theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
9. Có 90% trở lên công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đạt loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; 80% trở lên CĐCS khu vực nhà nước và 65% trở lên CĐCS ngoài nhà nước đạt loại hoàn thành tốt nhiệm vụ.
10. Bình quân mỗi CĐCS giới thiệu ít nhất 01 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp vào Đảng.
11. Ít nhất 80% CĐCS doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có đủ điều kiện thành lập Ban Nữ công quần chúng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
12. Thu đoàn phí và kinh phí công đoàn đạt chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao.
13. 100% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức thực hiện việc kiểm tra tài chính cùng cấp đúng tiến độ; ít nhất 20% CĐCS doanh nghiệp được công đoàn cấp trên kiểm tra tài chính.
Tin, ảnh: KIM LOAN
Phương pháp nhịn ăn gián đoạn đã trở nên phổ biến như một lựa chọn lối sống để kiểm soát cân nặng và các lợi ích sức khỏe tiềm năng, song bên cạnh đó cũng mang đến rủi ro cho một số người.