15/06/2020 08:16
Với hình thức ngụy trang linh hoạt, sáng tạo độc đáo này, Báo Anh - dũng ngụy trang dưới “maket” của một tờ báo ở Sài Gòn vẫn giữ được bí mật phục vụ kháng chiến đến ngày cách mạng thành công.
Nguyên vẹn tờ báo Vĩnh Trà số 231, năm thứ 16, ra ngày 02/3/1977.
Có cả thảy 55 đồng chí là cán bộ, phóng viên, biên tập viên làm việc tại Tiểu ban Thông tấn Báo chí tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến (1960 - 30/4/1975); 07 trong số đó là nhà báo liệt sĩ.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, nhiệm vụ thông tấn của Tiểu ban Thông tấn Báo chí tỉnh Trà Vinh được giao lại cho Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, nhiệm vụ thông tấn của Tiểu ban Thông tấn Báo chí tỉnh Trà Vinh được giao lại cho Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN). Nhiệm vụ cộng tác viên bắt buộc với Đài Phát thanh Giải phóng cũng không còn nữa. Tháng 02/1976, 02 tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long hợp nhất thành tỉnh Cửu Long có 12 huyện, 02 thị xã, 123 xã, phường và 1.039 ấp. Diện tích tự nhiên 02 tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh sau khi nhập lại rộng 3.857km2, dân số 1.813.298 người.
Báo Anh-dũng (tỉnh Trà Vinh) và Báo Vĩnh Long Giải phóng (tỉnh Vĩnh Long) cũng được nhập lại thành Báo Vĩnh Trà (“Vĩnh Trà” là tên ghép chữ đầu 02 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh - Vĩnh Trà cũng là tên của hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh được nhập lại theo Nghị định số 197/NB - 51, ngày 17/7/1951, của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ), với danh xưng là “Tiếng nói của Nhân dân tỉnh Cửu Long”; Nhà báo Nguyễn Chiến Thắng (bút hiệu Sao Vàng) nguyên Trưởng Tiểu ban Thông tấn Báo chí tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến được Tỉnh ủy Cửu Long tạm thời phân công giữ chức Tổng Biên tập Báo Vĩnh Trà. Tòa soạn Báo Vĩnh Trà đặt tại số 17, đường Hùng Vương, Phường 1, thị xã Vĩnh Long, số đầu tiên (số 1) ra ngày 01/3/1976, khổ 30x42cm, in tại Nhà in Nguyễn Văn Thảnh, Vĩnh Long, giá bán 04 xu.
Báo Vĩnh Trà phát hành được 18 kỳ báo thì dời địa chỉ Tòa soạn từ số 17, đường Hùng Vương, Phường 1, thị xã Vĩnh Long về địa chỉ số 139, Lê Thái Tổ, Phường 2, thị xã Vĩnh Long.
Ngày 27/7/1976, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI đã ra Nghị quyết đặt tên mới 02 tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long sau khi hợp nhất là tỉnh Cửu Long. Sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cửu Long lần thứ nhất, ngày 12/4/1977, Tỉnh ủy Cửu Long ra quyết định đổi tên Báo Vĩnh Trà thành Báo Cửu Long với danh xưng mới là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Cửu Long.
Báo Vĩnh Trà được đổi tên Báo Cửu Long từ tháng 4/1977 và nguyên vẹn tờ báo Cửu Long số 234, năm thứ 16, ra ngày 04/6/1977.
Sau hơn 01 năm tồn tại, (01/3/1976 - 12/4/1977), Báo Vĩnh Trà (chữ Việt) phát hành 50 kỳ báo (mỗi tuần/kỳ), mỗi kỳ phát hành 1.000 tờ khổ 30x42cm giá bán 4 xu.
Báo Vĩnh Trà được đổi tên thành Báo Cửu Long, từ đó trở thành tờ báo của Đảng bộ địa phương chuyển từ nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc sang nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kế thừa sự ra đời lúc phôi thai của báo chí 02 tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long, Ban Biên tập Báo Cửu Long thống nhất ghi năm phát hành của Báo Cửu Long tháng 4/1977 là năm thứ 16. Đây là thời gian đánh dấu bước ngoặt thay đổi lớn của Báo chí Trà Vinh.
TRẦN ĐIỀN
(Biên khảo theo các nguồn tài liệu lưu trữ tại Báo Vĩnh Long, Đài PT - TH Vĩnh Long, Báo Trà Vinh, Đài PT - TH Trà Vinh, Hội Nhà báo tỉnh Trà Vinh, “Lịch sử báo chí cách mạng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 1930 - 2000” - Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long ấn hành năm 2005, “Kỷ yếu Đài PT - TH Vĩnh Long 2007”, “Thương nhớ một thời gian khó” - Nhà báo Nguyễn Xuân Thủy - Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Long ấn hành năm 2008 và với sự đóng góp tư liệu của Nhà báo Bùi Quang Huy (nguyên Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh), Nhà báo Nguyễn Chiến Thắng (nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long), Nhà báo Trần Điền, Nhà báo Ngô Thanh Hòa, Nhà báo Lê Minh Khanh, Nhà báo Lương Việt Phương, ông Trầm Hồng Sang, ông Nguyễn Trọng Lai, bà Phạm Thị Dẫn (nguyên cán bộ, phóng viên Tiểu ban Thông tấn Báo chí tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến).
Phương pháp nhịn ăn gián đoạn đã trở nên phổ biến như một lựa chọn lối sống để kiểm soát cân nặng và các lợi ích sức khỏe tiềm năng, song bên cạnh đó cũng mang đến rủi ro cho một số người.