06/07/2024 09:51
Quang cảnh hội thảo
Tham dự hội thảo có ông Kiên Sóc Kha, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Thạch Mu Ni, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; ông Thạch Bồi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh; GS.TS Nguyễn Tấn Anh, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển đờn ca tài tử Nam Bộ; TS. Tạ Duy Linh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế và Du lịch; TS. Ngô Sô Phe, Hiệu trưởng Trường Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ và Nhân văn và gần 100 đại biểu là các nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên của 08 trường đại học các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh và Thành phố Hồ Chí Minh.
TS. Thạch Thị Dân tặng hoa chủ tọa điều hành hội thảo.
Phát biểu khai mạc hội thảo TS. Thạch Thị Dân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh nhấn mạnh: vùng đất Nam Bộ được đặc trưng bởi nhiều thành tố văn hóa, trong đó có văn hóa sông nước, văn hóa đa tộc người, đặc biệt là sự giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người cùng cộng cư, tạo nên bức tranh văn hóa Việt Nam vừa phong phú, vừa đa dạng.
TS. Ngô Sô Phe trao giấy chứng nhận cho các tác giả có bài tham luận.
Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, văn hóa Nam Bộ đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Do đó, hội thảo “Văn hóa Nam Bộ - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” lần 02 năm 2024 nhằm hệ thống các lý luận, phương pháp nghiện cứu văn hóa Nam Bộ, giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các tộc người cộng cư, nhận diện và tìm giải pháp phát huy các giá trị văn hóa di sản, văn hóa Nam bộ trong bối cảnh hội nhập, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, nghệ thuật và du lịch.
TS. Dương Đức Minh.
Hội thảo đã nhận được hơn 50 bài tham luận của các tác giả đến từ 14 cơ quan, đơn vị, trường học trong và ngoài tỉnh. Qua đó có 04 bài tham luận về những vấn đề liên quan đến thực tiễn của vùng Nam Bộ được trình bày tại hội thảo: Nghiên cứu một số biểu tượng văn hóa trong thơ Khmer đương đại ở Nam bộ; đặc trưng và giá trị nghi thức hạ thủy ghe ngo của người Khmer tỉnh Sóc Trăng; vai trò của truyền hình trong bảo tồn và phát huy đờn ca tài tử Nam Bộ; hát Bội Nam Bộ - đặc điểm, giá trị và định hướng.
GS.TS Nguyễn Tấn Anh phát biểu tại hội thảo.
GS.TS Nguyễn Tấn Anh định hướng cần chọn hướng đi phù hợp để góp phần bảo tồn và phát huy các loại hình văn hóa truyền thống như Đờn ca tài tử, Đua ghe ngo, trang phục dân tộc Khmer, thơ ca Khmer... trong các bài tham luận từ lý luận sẽ được áp dụng vào trong thự tiễn.
Ông Thạch Bồi phát biểu tại hội thảo.
Nghiên cứu văn hóa nhằm khẳng định tính giá trị của các khía cạnh văn hóa, từ đó định hướng các giải pháp bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa trong thời đại mới là vấn đề cấp bách nhằm làm sáng tỏ thêm những vấn đề văn hóa Nam Bộ, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay đang tạo ra nhiều sự biến đổi. TS. Dương Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế và Du lịch phát biểu tại hội thảo.
Ông Thạch Mu Ni phát biểu tại hội thảo
Ông Thạch Mu Ni, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho rằng: công tác dân tộc là nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ở tỉnh Trà Vinh. Vấn đề đặt ra là khai thác các giá trị truyển thống như thế nào cho hiệu quả.
TS. Mai Mỹ Duyên phát biểu tại hội thảo.
Phát biểu bế mạc hội thảo TS. Mai Mỹ Duyên - Giảng viên Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa Nghệ thuật Khmer Nam Bộ và Nhân văn ghi nhận những đóng góp mang tính định hướng từ các bài tham luận. Đồng thời các ý kiến của các đại biểu thảo luận tại hội thảo đã khơi gợi, phân tích nhiều vấn đề, góc nhìn đa chiều về văn hóa Nam bộ.
Ngoài ra, các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần cũng được các nhà nghiên cứu tập trung khai thác nhằm mục đích ổn định và nâng cao đời sống kinh tế của người dân thông qua sản phẩm văn hóa du lịch và cần khai thác giá trị văn hóa vào du lịch và tạo ra giá trị kinh tế từ sản phẩm văn hóa Nam Bộ.
Tin, ảnh: SỐC KHA
Phương pháp nhịn ăn gián đoạn đã trở nên phổ biến như một lựa chọn lối sống để kiểm soát cân nặng và các lợi ích sức khỏe tiềm năng, song bên cạnh đó cũng mang đến rủi ro cho một số người.