18/09/2023 07:02
Mô hình nuôi thả lan, mỗi năm gia đình mông dân Phạm Văn Giang, ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải bình quân mỗi năm thu về khoảng 30 - 40 triệu đồng. Ảnh: BTV
Huyện Duyên Hải nằm về phía Nam của tỉnh Trà Vinh, tại bờ Đông cửa Định An của Sông Hậu, cách thành phố Trà Vinh khoảng 45km về hướng Đông Nam, huyện có đường bờ biển dài khoảng 25km, có tuyến Quốc lộ 53 nối liền Khu Kinh tế Định An, Trung tâm Điện lực Duyên Hải. Địa giới hành chính của huyện bao gồm 06 xã và 01 thị trấn, huyện có 20.898 hộ dân với 78.444 người; huyện có 03 xã nghèo thuộc chương trình 135; 04 xã đảo; toàn huyện có 1.471 hộ nghèo chiếm 7,07%, hộ cận nghèo 2.008 hộ, chiếm 9,65% tổng số hộ.
Diện tích tự nhiên 30.047,21ha, đất nông nghiệp 23.337,22ha (13.840,78ha đất nuôi thủy sản); cơ cấu kinh tế của huyện là ngư - nông - lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, có vị trí địa lý được mô tả như sau: phía Đông giáp thị xã Duyên Hải; phía Tây giáp huyện Trà Cú và tỉnh Sóc Trăng; phía Nam giáp với Biển Đông; phía Bắc giáp huyện Cầu Ngang và huyện Trà Cú.
Huyện Duyên Hải có các ngôi chùa mang đậm nét văn hóa độc đáo của 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa; hệ sinh thái rừng tự nhiện đặc thù; các lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc. Huyện có các công trình trọng điểm quốc gia đã được đầu tư như: Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào Sông Hậu, Trung tâm Điện lực Duyên Hải, Khu Kinh tế Định An là các lợi thế cho huyện về phát triển kinh tế biển, cũng là lợi thế của huyện trong phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù với cách tiếp cận “thị trường” và “tính cạnh tranh”; khi chia tách trên địa bàn huyện Duyên Hải chưa có xã nông thôn mới, đời sống vật chất của Nhân dân còn thiếu thốn nhiều mặt, nhất là cầu, đường, trường, trạm…
Với ý chí quyết tâm, Huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát động, vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, ấp - khóm văn hóa, xã văn hóa nông thôn mới, thị trấn văn minh. Đặc biệt là tập trung cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất hướng vào thế mạnh kinh tế của huyện như: nuôi trồng thủy sản, trồng lúa - màu, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, xây dựng kết cấu hạ tầng để làm điều kiện, tiền đề cho xây dựng đời sống văn hóa, ấp - khóm, xã - thị trấn văn hóa.
Ngay từ đầu năm Huyện đã chỉ đạo ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền những nội dung như: Quyết định số 1959/QĐ-UBND, ngày 01/10/2019 về việc ban hành tiêu chuẩn “Ấp văn hóa, nông thôn mới”, “Gia đình văn hóa, nông thôn mới” trên địa tỉnh Trà Vinh; Hướng dẫn liên ngành số 01/HDLN-SVHTTDL-SNN&PTNT, ngày 17/10/2019 của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu “gia đình văn hóa, nông thôn mới” và “Ấp văn hóa, nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Nghị định số 122/2018/NĐ-CP, ngày 17/9/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”; “Làng văn hóa”; “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”; Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg, ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ quyết định về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; Thông tư 08/2014/TT-BVHTTDL quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL, ngày 02/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; Quyết định số 318/QĐ-TTg, ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 320/QĐ-TTg, ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg, ngày 18/2/2022, Quyết định ban hành Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh; Công văn số 495/VHCS-NSVH, ngày 23/6/2022 của Cục Văn hóa cơ sở về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Hướng dẫn số 1686/STTTT-BCVTCNTT, ngày 24/8/2022 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí thông tin và truyền thông về xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; Quyết định của 1306/QĐ-UBND của UBND tỉnh, ngày 13/7/2022 ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025; Hướng dẫn số 01/HD-SVHTTDL, ngày 05/8/2022 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025. Triển khai Hướng dẫn liên ngành số 01/HDLN SVHTT&DL&SNN&PTNT, ngày 11/01/2023 về quy định trình tự, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa, nông thôn mới” và “Ấp văn hóa; Ấp nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Quyết định số 41/QĐ-BVHTTDL, ngày 10/01/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về ban hành kế hoạch công tác quản lý về xây dựng thực hiện hương ước, quy ước năm 2023 đến các xã, thị trấn nắm, thực hiện.
Kết quả qua công tác tuyên truyền vận động góp phần làm cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là người dân nhận thức rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Thực tế cho thấy đã có những việc làm thiết thực đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, bước đầu hình thành một số nghi thức mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội, cải tạo được phong tục tập quán lạc hậu, phát huy truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, hiếu thảo, thủy chung. Cải tiến, đổi mới những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu; nghiên cứu, xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh vừa giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
Qua 07 năm quyết tâm phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân trong huyện đến nay toàn huyện hiện có 06/06 xã văn hóa nông thôn mới theo Thông tư số 17/BVHTT&DL, 01 thị trấn Long Thành đạt “Thị trấn văn minh đô thị” đạt 100% và 59/59 ấp, khóm đạt chuẩn văn hóa (do ấp Phước Hội, xã Long Khánh sáp nhập vào ấp Mé Láng, xã Ngũ Lạc). Đến thời điểm hiện tại toàn huyện phát động đăng ký có 20.521/20.805 hộ, đạt 98,63%. Cuối năm 2022 các xã, thị trấn tổ chức xét công nhận hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa được 19.960/20.521 hộ, chiếm 97,27 % (trong đó gia đình văn hóa tiêu biểu toàn huyện 11.732 hộ, chiếm 58,78%). Phối hợp với phòng xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai mô hình đạo đức, lối sống trong gia đình (đợt 1) năm 2022, có 21 đại biểu tham dự. Hướng dẫn các xã, phường thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, đã thực hiện treo 07 băng tuyên truyền ngày Quốc tế Hạnh phúc trên địa bàn huyện.
Triển khai thực hiện Quyết định số 41/QĐ-BVHTTDL, ngày 10/01/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về ban hành kế hoạch công tác quản lý về xây dựng thực hiện hương ước, quy ước năm 2023 đến các xã, thị trấn; đến nay toàn huyện đã ban hành quy ước 59/59 ấp - khóm và niêm yết công khai tại trụ sở Ban Nhân dân các ấp đảm bảo theo quyết định số 22/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Nhìn chung từ khi chia tách đến nay tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện không ngừng phát triển, giá trị GDP tăng trưởng bình quân hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Song song đó kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, trật tự, mỹ quan nông thôn có nhiều tiến bộ, mặt bằng dân trí từng bước được nâng cao, nhiều vấn đề bức xúc về văn hóa - xã hội được quan tâm giải quyết, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định, dân chủ được phát huy, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân ngày càng thắt chặt hơn. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở củng cố và tăng cường. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện.
Hoạt động văn hóa, thông tin, phát thanh, truyền thanh, thể dục, thể thao có nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú. Các xã, thị trấn bổ sung, sửa đổi hương ước, quy ước đảm bảo khoa học, văn minh, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương. Các tuyến đường trục chính của thị trấn, xã được nâng cấp cải tạo, đường, phố được đặt tên đã tạo ra điểm nhấn cảnh quan đô thị; các xã, thị trấn có hệ thống chiếu sáng và camera an ninh đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.
Công tác quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được củng cố vững chắc. Huyện tập trung lãnh đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an minh. Thường xuyên chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang; bổ sung, hoàn thiện các phương án tác chiến; luyện tập, diễn tập; xây dựng khu vực phòng thủ huyện ngày càng vững chắc. Phát hiện và xử lý kịp thời các địa bàn phức tạp về an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường phát huy sức mạnh tổng hợp thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
Về công tác đền ơn đáp nghĩa, hằng năm để đảm bảo thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước với người có công, huyện đã bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh triển khai xuống các xã, thị trấn, đến từng đối tượng được thụ hưởng. Công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân các anh hùng liệt sỹ có công với đất nước cũng được huyện đẩy mạnh.
Đến nay trên địa bàn huyện có 06 khu thể thao, sân vận động; có 07/07 nhà văn hóa xã, thị trấn, mỗi xã đều có từ 03 phòng chức năng trở lên; 13 điểm sinh hoạt vui chơi, giải trí cho người già và trẻ em; 04 sân bóng đá mini nhân tạo và 01 phòng tập gym phục vụ nhu cầu sinh hoạt thể dục - thể thao cho người dân; 59/59 nhà văn hóa ấp - khóm được xây dựng cơ bản đảm bảo phục vụ cho tập hợp sinh hoạt, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho Nhân dân.
Mỗi ấp đều có đội bóng chuyền, đội bóng đá, cầu lông; toàn huyện có 05 câu lạc bộ dưỡng sinh, 03 điểm dạy võ. Nhìn chung, phong trào thể dục, thể thao trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, tạo được sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên, góp phần phát triển thể lực, tăng cường sức khỏe, tỷ lệ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật giảm đáng kể.
Trên cơ sở xây dựng và thực hiện quy ước theo Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg, ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ đến nay đã góp phần thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng đời sống văn hóa, tình làng, nghĩa xóm; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, góp phần duy trì và phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống dân tộc, đặc biệt quy ước còn góp phần thực hiện chính sách dân số, bài trừ các hủ tục và tệ nạn xã hội… phát huy những truyền thống tốt đẹp và hình thành các giá trị văn hóa mới. Từ đó, việc thực hiện quy ước đã trở thành nội dung quan trọng trong chỉ đạo thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Trải qua hơn 07 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện Duyên Hải đã tổ chức, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong huyện vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, kiên trì phấn đấu cùng với quân và dân xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới. Đảng bộ và Nhân dân huyện Duyên Hải đã có nhiều đóng góp quan trọng vào thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Chặng đường lịch sử cách mạng hào hùng chói lọi, sự cống hiến và xây dựng của Đảng bộ và Nhân dân Duyên Hải trong những năm qua là những bài học kinh nghiệm quý báu về sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự rèn luyện, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong huyện, để thế hệ trẻ ngày nay trân trọng, giữ gìn và kế thừa những thành quả đã đạt được, tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, phát huy những lợi thế đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xây dựng Đảng bộ thực sự trong sạch, vững mạnh, đưa Duyên Hải trở thành vùng kinh tế phát triển năng động của tỉnh, đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự mong đợi của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong huyện. Với tinh thần dũng cảm, sáng tạo, sự lãnh đạo linh hoạt của Đảng, Đảng bộ và Nhân dân Duyên Hải sẽ tiếp tục viết nên những trang sử mới làm rạng rỡ truyền thống anh hùng; phấn đấu xây dựng huyện Duyên Hải ngày càng giàu đẹp, văn minh.
MINH XUYÊN
Sáng ngày 28/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Châu Thành tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức phòng, chống tác hại của thuốc lá cho học sinh các trường THCS năm 2024.