13/01/2021 07:00
Các đại biểu thắp hương tại Bia tưởng niệm.
Đoàn có đến Nhà truyền thống văn hóa của xã, dâng hương trước “Bia tưởng niệm nơi thành lập Chi bộ đầu tiên xã Nhị Long - Nhị Long Phú”. Tôi thấy bồi hồi và xúc động trước nghĩa cử ghi nhớ công lao những đảng viên đầu tiên của ấp Thạnh Hiệp từ năm 1937 đi đầu trong kháng chiến giải phóng dân tộc nơi đây của cán bộ, đảng viên và Nhân dân Nhị Long Phú (kể cả một số đồng chí có công quyên góp để xây dựng, tôn tạo Nhà truyền thống văn hóa xã, khuôn viên Bia tưởng niệm). Bia tưởng niệm ghi nhận Chi bộ đầu tiên ở Nhị Long từ năm 1937 - 1975 có 119 đảng viên (các Bí thư Chi bộ đầu tiên là Phạm Văn Xe (1937 - 1945), Nguyễn Văn Tuội (1945 - 1947), Nguyễn Thành Luông (1947 - 1949); từ năm 1975 - 2004 có 429 đảng viên. Năm 2004 xã Nhị Long tách ra thành 02 xã: Nhị Long và Nhị Long Phú. Năm 2020 Nhị Long Phú có 303 đảng viên do đồng chí Nguyễn Văn Lên làm Bí thư Đảng ủy xã.
Nhà truyền thống văn hóa xã khá khang trang, rộng rãi, nhiều bàn ghế mới và đẹp, bằng khen các cấp tặng Nhị Long - Nhị Long Phú rất ấn tượng cho một xã anh hùng 02 lần trong kháng chiến chống Mỹ và xã nông thôn mới hiện nay.
Đồng chí Nguyễn Văn Lên, Bí thư Đảng ủy xã và đồng chí Bí thư Chi bộ ấp Thạnh Hiệp giới thiệu với đoàn tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự ở xã, ấp năm 2020 đạt nhiều kết quả nổi bật và luôn giữ gìn, phát huy truyền thống cách mạng của ấp, của xã rất đáng trân quý; các hoạt động, sinh hoạt của Nhà truyền thống và khuôn viên “Bia tưởng niệm nơi thành lập Chi bộ đầu tiên xã Nhị Long - Nhị Long Phú” có nhiều kết quả tốt đẹp vui tươi của Đoàn Thanh niên tập hợp thiếu niên, nhi đồng nơi đây.
Đặc biệt là “tay bắt mặt mừng” của những cán bộ, đảng viên nhiều tuổi, gặp lại các đồng chí nguyên là lãnh đạo Ban Tuyên huấn của tỉnh, của huyện. Các đồng chí ôn lại những kỷ niệm sâu sắc thời chống Mỹ ác liệt nơi đây.
Ấp Thạnh Hiệp trước đây có nhiều lá dừa nước, nhiều sông, rạch. Các hộ dân sống xen kẽ, ven sông đầy nghĩa tình với cách mạng. Quân dân Thạnh Hiệp, Nhị Long kiên cường chống giặc, bảo vệ cán bộ cách mạng, “dám hy sinh nuôi chứa cán bộ Tuyên huấn và gã con gái yêu quý của mình cho cán bộ Tuyên huấn” - như lời nói vừa vui, vừa nhắc nhở cán bộ tuyên giáo hiện nay của một cán bộ trong ngành Tuyên huấn tỉnh đã nghỉ hưu.
Chi bộ và Nhân dân ở ấp Thạnh Hiệp nuôi chứa, bảo vệ cán bộ Tuyên truyền, Văn phòng ban của Ban Tuyên huấn, giữ gìn, bảo vệ kho giấy, mực in của Nhà in Ban Tuyên huấn… rất chu đáo và an toàn trước những lần bố ráp gắt gao của quân lính; nên việc in ấn truyền đơn, khẩu hiệu tuyên truyền của Ban Tuyên huấn luôn được kịp thời… Và còn nhiều câu chuyện vui trong kháng chiến ở Nhị Long nữa, tôi hiểu sâu sắc hơn vì sao mà Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh sau này có chính sách, góp phần nuôi, phụng dưỡng suốt đời Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở Nhị Long Phú.
LÊ VĂN BÀI
Ngày 24/11, xã Phương Thạnh, huyện Càng Long kết hợp với các đơn vị tài trợ tổ chức lễ khánh thành cầu nông thôn Y88. Đây là công trình được xã Phương Thạnh chọn chào mừng đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.