26/05/2023 08:11
Ban Thường trực Hội ĐKSSYN huyện Cầu Kè bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ Thạch Sắc, ấp Chông Nô I, xã Hòa Tân.
Đạt kết quả nêu trên là nhờ các vị Trụ trì, Ban Quản trị 22 chùa Phật giáo Nam tông Khmer và đông đảo đồng bào Phật tử luôn đồng hành, đóng góp tích cực cùng Ban Thường trực Hội ĐKSSYN huyện Cầu Kè để thực hiện công tác từ thiện xã hội. Trong đó có các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức như: Hòa thượng Thạch Thảo, Trụ trì chùa Kandal (xã Hòa Ân), Đại đức Thạch Sa Thanh, Trụ trì chùa Prơm, Thượng tọa Thạch Lệ, Trụ trì chùa Tà Ốt (cùng xã Châu Điền), Thượng tọa Thạch Mốt, Trụ trì chùa Mê Păng (xã Phong Phú)…
Hòa thượng Thạch Thảo, Chủ tịch Hội ĐKSSYN huyện Cầu Kè, Trụ trì chùa Kandal cho biết: hoạt động từ thiện xã hội của Hội ĐKSSYN huyện xuất phát từ lòng từ bi của các vị chư Tăng, Phật tử. Qua những hoạt động cụ thể nhằm giúp những mảnh đời khổ hạnh theo nguyên lý của Phật giáo “phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”. Công tác an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước và hoạt động từ thiện xã hội của Hội ĐKSSYN huyện Cầu Kè đều có một điểm chung là hoạt động “nhân đạo” hướng tới chăm lo đời sống Nhân dân, giúp Nhân dân có điều kiện sống tốt hơn. Vì vậy, những năm qua Hội đã phát huy vai trò của mình trong công tác vận động chư Tăng và Phật tử thực hiện tốt công tác từ thiện xã hội nhằm góp phần cùng Đảng và Nhà nước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.
Đại đức Thạch Sa Thanh, Phó Chủ tịch Hội ĐKSSYN huyện Cầu Kè, Trụ trì chùa Prơm cho biết: mục đích của đạo Phật là giúp mọi người xây dựng cuộc sống an lạc, mang lại phúc lợi và hạnh phúc cho cộng đồng, xã hội. Sư là một người xuất gia theo đạo Phật, luôn vận dụng Phật pháp để giúp người. Theo Sư, trong cuộc sống nếu như trong mỗi người đều nêu cao tinh thần trách nhiệm với nhau, trao cho nhau tình yêu thương chân thành, thì xã hội sẽ bình an và ngày càng phát triển, văn minh. Để thực hiện vai trò, nhiệm vụ của mình, ngoài thuyết pháp, giáo dục chư Tăng, Phật tử về “đạo và đời” Sư còn phối hợp với chính quyền địa phương tích cực vận động các thường quân giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn để họ có điều kiện sống tốt, cũng như học tập tốt, để xây dựng cuộc sống được ấm no, hạnh phúc.
Đại đức Thạch Sa Thanh phối hợp cùng chính quyền địa phương tặng quà cho người dân xã Châu Điền.
Ông Thạch Buôl Nát, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Cầu Kè cho biết: nhiệm kỳ qua Hội ĐKSSYN huyện đã chỉ đạo các vị Trụ trì, chư Tăng các chùa trong huyện thực hiện tốt công tác giảng đạo, thuyết pháp cho Phật tử; tuyên truyền lồng ghép Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó góp phần giúp chư Tăng, Phật tử nâng cao nhận thức, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia vào các phong trào hành động cách mạng tại địa phương.
Đặc biệt là thực hiện tốt công tác từ thiện xã hội góp phần tích cực cùng với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể huyện thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Những việc làm thiết thực của Hội ĐKSSYN huyện không những góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội mà còn góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện; phát huy tốt truyền thống đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết lương giáo chung tay xây dựng quê hương Cầu Kè ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thượng tọa Thạch Mốt, Trụ trì chùa Mê Păng phối hợp với Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Phong Phú tặng quà cho người dân.
Huyện Cầu Kè có 22 chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Hàng năm trên địa bàn huyện có từ 350 - 400 vị chư Tăng. Huyện có tổng dân số hơn 137.730 nhân khẩu, với 33.362 hộ, trong đó dân tộc Khmer chiếm 32,67%.
Bên cạnh thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục chư Tăng tu học, hành đạo, Hội ĐKSSYN huyện Cầu Kè còn vận động chư Tăng, đồng bào Phật tử đóng góp số tiền, hiện vật, quy ra tổng số gần 25 tỷ đồng để thực hiện công tác từ thiện xã hội. Trong đó trao 22.000 phần quà cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn, người cao tuổi, với tổng số tiền hơn 11 tỷ đồng; tặng 23 căn nhà Đại đoàn kết, tổng kinh phí gần 760 triệu đồng; thăm, hỗ trợ kinh phí điều trị bệnh cho 3.168 lượt bệnh nhân, tổng kinh phí hơn 4,4 tỷ đồng; trao 1.650 suất học bổng cho tăng sinh, học sinh, với kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng; xây dựng 08 tuyến đường đal, tổng chiều dài 5.140m, tổng kinh phí hơn 1,1 tỷ đồng…
Ngoài ra, Hội còn huy động nhiều lượt chư Tăng, Phật tử tham gia vệ sinh cảnh quan môi trường, trồng cây xanh, hoa kiểng, theo các tuyến đường nông thôn với tổng chiều dài hơn 04km, tổng kinh phí gần 200 triệu đồng…
Bài, ảnh: SU CHỊA
Phương pháp nhịn ăn gián đoạn đã trở nên phổ biến như một lựa chọn lối sống để kiểm soát cân nặng và các lợi ích sức khỏe tiềm năng, song bên cạnh đó cũng mang đến rủi ro cho một số người.