25/06/2024 08:27
Ông Thạch Đa Ra đến thăm tặng quà Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Cầu Ngang.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, huyện Cầu Ngang tập trung các nguồn lực chỉ đạo các xã có đông đồng bào DTTS lồng ghép các nguồn vốn Chương trình 135, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ AiLen, nguồn vốn theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, nguồn vốn xây dựng nông thôn mới để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng mô hình phát triển sản xuất. Qua đó, thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn các xã Mỹ Hòa, Kim Hòa, Hiệp Hòa, Trường Thọ, Nhị Trường, Thuận Hòa, Long Sơn, Thạnh Hòa Sơn với tổng kinh phí gần 174 tỷ đồng, trong đó: vốn Trung ương trên 151,5 tỷ đồng; vốn đối ứng 5,3 tỷ đồng và vốn tín dụng hơn 17,1 tỷ đồng.
Huyện đã giải ngân từ nguồn vốn được hỗ trợ cho 876 hộ khó khăn và hộ đồng bào DTTS (21 hộ thiếu đất ở, 429 hộ có nhà ở chưa đạt 03 cứng, 201 hộ thiếu đất sản xuất chuyển đổi nghề khác, 225 hộ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh) với tổng kinh phí hơn 39,6 tỷ đồng; đầu tư xây dựng mới 89 công trình đường, cầu giao thông đến trung tâm xã với tổng kinh phí hơn 84,1 tỷ đồng. Đến nay, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 73 công trình, giải ngân số tiền hơn 74,7 tỷ đồng (đạt 88% kế hoạch).
Thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn đặc biệt khó khăn và công trình kết cấuhạ tầng các ấp, xã chuyển tiếp từ giai đoạn trước để đầu tư sửa chữa 19 nhà hỏa táng trong vùng đồng bào DTTS, 75 công trình giao thông nông thôn với tổng kinh phí gần 45,2 tỷ đồng (trong đó, vốn trung ương gần 41,8 tỷ đồng, vốn địa phương gần 3,4 tỷ đồng). Đến nay, huyện đã hoàn thành việc duy tu, sữa chữa 40 công trình giao thông, các công trình còn lại phấn đấu đến cuối năm 2024 giải ngân đạt 100%. Ngoài ra, huyện còn đầu tư cải tạo, sửa chữa 05 chợ xã vùng đồng bào DTTS với tổng kinh phí 04 tỷ đồng.
Thượng tọa Thạch Đa Ra, Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Cầu Ngang cho biết: thời gian qua Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Cầu Ngang luôn đồng hành cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong nỗ lực thực hiện chính sách dân tộc trong vùng đồng bào Khmer. Qua đó, Hội đã vận động các nhà hảo tâm, các vị trụ trì, sư sãi phát tâm đóng góp xây dựng 12 cây cầu, cất 35 căn nhà đại đoàn kết và cứu trợ nhiều hộ gặp khó khăn trên địa bàn huyện với tổng số tiền trên 20 tỷ đồng.
Ông Thạch Đa Ra (thứ 02 từ trái qua) và đại diện chính quyền địa phương xã Hiệp Hòa thị sát công trình tại ấp Sóc Xoài.
Trong giai đoạn 2019 - 2024, huyện Cầu Ngang tập trung thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư xây dựng mới 51 công trình giao thông nông thôn, 01 công trình điện phục vụ sản xuất với tổng vốn đầu tư 42,764 tỷ đồng (vốn Trung ương hơn 41,684 tỷ đồng, Nhân dân đối ứng hơn 01 tỷ đồng), duy tu sửa chữa 38 công trình với tổng kinh phí 03 tỷ đồng (vốn Trung ương hơn 2,9 tỷ đồng, Nhân dân đối ứng 90 triệu đồng).
Đầu tư xây dựng 32 dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo với tổng kinh phí hơn 11,4 tỷ đồng cho 814 hộ (vốn trung ương hơn 9,8 tỷ đồng, Nhân dân đối ứng hơn 1,6 tỷ đồng); đầu tư 08 mô hình nuôi bò sinh sản thuộc Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo cho 134 hộ với tổng kinh phí hơn 2,4 tỷ đồng (vốn Trung ương hơn 1,9 tỷ đồng, Nhân dân đối ứng 451 triệu đồng).
Các chương trình, dự án được triển khai thực tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tạo phấn khởi cho đồng bào DTTS ở huyện Cầu Ngang.
Ông Thạch Phol, ấp Sóc Xoài, xã Hiệp Hòa cho biết: Nhà nước không chỉ chăm lo về mọi mặt đời sống cho đồng bào Khmer mà còn chăm lo về cơ sở hạ tầng, giúp cho gia đình tôi và người dân ở ấp thuận lợi trong việc đi lại cả trong 02 mùa mưa nắng. Gia đình tôi thuộc diện nghèo, thời gian qua được Nhà nước hỗ trợ số tiền 40 triệu đồng để xây dựng nhà ở được khang trang hơn. Ngoài ra gia đình còn được hỗ trợ 02 bò sinh sản, hy vọng cuộc sống tương lai của gia đình tôi sẽ được cải thiện hơn.
Ông Thạch Đa Ra, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cầu Ngang cho biết: qua kết quả hỗ trợ những hộ nghèo, đồng bào DTTS đã xây dựng được nhà ở đạt chuẩn 03 cứng, có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, mạnh dạn chuyển đổi ngành nghề phù hợp, từ đó đời sống của hộ nghèo DTTS đã được đổi thay theo hướng tích cực, tạo điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững.
Trong năm 2023, toàn huyện có 235 hộ nhận hỗ trợ từ Chương trình đã thoát nghèo, 116 hộ đã tích lũy được nguồn vốn từ việc chuyển đổi sang nghề mới. Các chương trình, dự án đã triển khai thực góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư trên địa bàn vùng đồng bào DTTS của huyện; việc giải ngân nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, sửa chữa đường giao thông, nâng cấp, cải tạo chợ vùng đồng bào DTTS đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn vùng đồng bào DTTS.
Bài, ảnh: SÂM BÁT
Phương pháp nhịn ăn gián đoạn đã trở nên phổ biến như một lựa chọn lối sống để kiểm soát cân nặng và các lợi ích sức khỏe tiềm năng, song bên cạnh đó cũng mang đến rủi ro cho một số người.