23/09/2024 07:13
Nông dân Phạm Vụ, ấp Xẻo Ranh, xã Long Hòa thuê lao động dọn đất chuẩn bị cho vụ lúa hữu cơ kết hợp thả nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng lúa vụ mùa năm 2024.
Năm 2024, toàn huyện Châu Thành đã đăng ký thực hiện 80 mô hình “Dân vận khéo”. Trong đó, có 70 mô hình tập thể và 10 mô hình cá nhân xây dựng trên các lĩnh vực (có 16 mô hình về phát triển kinh tế, 45 mô hình về văn hóa xã hội, 06 mô hình về xây dựng quốc phòng - an ninh, 13 mô hình xây dựng hệ thống chính trị). Trong đó, có 08 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” gửi đăng ký về Ban Chỉ đạo tỉnh (gồm 06 mô hình tập thể và 02 mô hình cá nhân), có 02 mô hình về phát triển kinh tế, 02 mô hình về văn hóa xã hội, 02 mô hình về xây dựng quốc phòng - an ninh và 02 mô hình xây dựng hệ thống chính trị.
Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ ở cơ sở và phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Châu Thành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về nội dung, phương thức dân vận của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. Những tấm gương tiêu biểu thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã kịp thời được tuyên truyền, nhân rộng, tạo sức lan tỏa trong xã hội. Qua đó, tác động tích cực đến nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân, tạo được phong trào thi đua sâu rộng, có nhiều mô hình của tập thể và cá nhân đăng ký thực hiện trên các lĩnh vực. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được lồng ghép với các cuộc vận động, các phong trào thi đua của MTTQ, các đoàn thể và đã trở thành phong trào chung của cả hệ thống chính trị huyện.
Đặc biệt, trong 16 mô hình “Dân vận khéo” ở lĩnh vực kinh tế đã góp phần tích cực tái cơ cấu kinh tế, huy động tiềm năng, lợi thế của huyện, như: mô hình “Vận động thành lập Hợp tác xã nuôi dê Thuận Phát của Hội Nông dân xã Thanh Mỹ; mô hình “Vận động hội viên nông dân tham gia mô hình trồng dừa hữu cơ” của Hội Nông dân xã Song Lộc; mô hình “Thành lập tổ kinh tế hợp tác trồng nho đen không hạt” của Hội Nông dân xã Hòa Lợi; mô hình “Vận động thành lập tổ hợp tác trồng lúa hữu cơ” của Hội Nông dân xã Hưng Mỹ; mô hình “Vận động Nhân dân giữ vững và mở rộng diện tích lúa hữu cơ gắn với nuôi tôm trên chân ruộng lúa” của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Long Hòa.
Long Hòa là xã đảo thuộc huyện Châu Thành. Xã có 10 ấp, 2.730 hộ, với 11.590 nhân khẩu. Cuối năm 2023, xã còn 23 hộ nghèo, chiếm 0,86% và 79 hộ cận nghèo, chiếm 2,95 %. Đảng bộ xã có 17 chi bộ trực thuộc, gồm: 10 chi bộ ấp, 03 chi bộ trường học, 01 chi bộ y tế, 02 chi bộ ngành và 01 chi bộ hợp tác xã. Có tổng số là 339 đảng viên.
Xã Long Hòa có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển mạnh về nuôi trồng thủy sản. Với điều kiện tự nhiên là vùng cù lao sông nước phù hợp để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Hệ thống giao thông đường thủy thông suốt và liên kết vùng từ Trà Vinh liên kết tỉnh Bến Tre, là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa - xã hội, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hê thống chính trị, Đảng ủy xã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch số 43-KH/ĐU, ngày 28/02/2023 thực hiện mô hình xây dựng Đảng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 với nội dung: “Vận động Nhân dân trên địa bàn xã duy trì, phát triển diện tích lúa hữu cơ gắn với phát triển tổ kinh tế hợp tác và nuôi tôm sạch trên chân ruộng lúa hữu cơ”.
Năm 2022, toàn xã có 101ha, với 123 hộ sản xuất lúa hữu được công ty, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm và được chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Mô hình trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi tôm sạch cần được nhân rộng để nông dân bớt nỗi lo về tiêu thụ sản phẩm cũng như giá bán ở mức cao, đem lại thu nhập ổn định và cải thiện được môi trường sinh thái.
Trong năm 2023, vận động mọi nguồn lực tổ chức 13 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân về trồng lúa hữu cơ, kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, cách phòng bệnh trên tôm, nâng cao trình độ chuyên môn trong sản xuất lúa hữu cơ. Toàn xã đã xuống giống vụ mùa được 253,6/235 ha, đạt 107,91% so chi tiêu nghị quyết. Năng suất bình quân 5,2 tấn/ha, sản lượng 1.318,72 tấn. Trong đó, có 259 hộ sản xuất lúa hữu cơ, với 134ha (có 31,7ha sản xuất theo hướng hữu cơ mô hình VietGAP), chiếm 52,83% so tổng diện tích sản xuất lúa, đạt 110,74% kế hoạch, nâng suất 696,8 tấn, đạt 104,7% (trong đó, có 531,96 tấn lúa hữu cơ được các công ty hợp đồng bao tiêu đầu ra. Giá trị lúa hữu cơ cao hơn giá lúa thông thường từ 50 - 70%. Song, sản lượng tôm nuôi trong ruộng lúa hữu cơ trong năm ước đạt 94,81 tấn, đạt 158% kế hoạch. Giá trị 17,06 tỷ đồng.
Toàn xã có 11 tổ hợp tác sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi tôm sạch, có 259 thành viên tham gia, diện tích 200ha, đạt 137,5 % kế hoạch. Mô hình được phát triển đều tại các ấp, giải quyết được 773 lao động nhàn rỗi, đạt 101,04% kế hoạch, góp phần giảm nghèo tại địa phương. Mô hình trồng lúa hữu cơ gắn với phát triển tổ kinh tế hợp tác và nuôi tôm sạch trên chân ruộng lúa góp phần thay đổi cách thức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nông dân sản xuất theo hình thức tập thể, tiếp cận được khoa học - công nghệ, tiếp nhận kỹ thuật trong sản xuất, tạo ra sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường nông thôn và tăng giá trị sản xuất.
Mô hình được người dân địa phương hưởng ứng tích cực, duy trì và phát triển diện tích lúa hữu cơ, phát triển được nhiều tổ kinh tế hợp tác sản xuất mang lại hiệu quả trong sản xuất. Vụ mùa năm 2024, Đảng ủy đang chỉ đạo chính quyền và ngành chuyên môn địa phương làm việc với các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã để có số liệu cụ thể sản phảm đầu ra, giá bao tiêu cho sản phẩm để triển khai, vận động nông dân đầu tư sản xuất. Tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng mô hình nhằm phát huy hiệu quả cao trong nhận thức của người dân trên địa bàn hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của mô hình, góp phần giúp phát triển kinh tế gia đình, vươn lên trong cuộc sống.
Nông dân Phạm Vụ, ấp Xẻo Ranh, xã Long Hòa có hơn 10.000m2 đất sản xuất 01 vụ lúa theo mô hình hữu cơ kết hợp với nuôi cua và tôm càng xanh. Ông Vụ cho biết, vụ mùa năm 2024, được chính quyền địa phương vận động, các công ty, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm hỗ trợ 50% giống lúa ST24, đầu tư phân bón hữu cơ và kỹ thuật canh tác đến cuối vụ thu mua lúa và tiền phân bón. Hiện ông Vụ đang thuê lao động làm đất để xuống giống lúa và sau đó thả nuôi khoảng 40.000 con giống tôm càng xanh.
Đồng chí Nguyễn Văn Nhanh, Bí thư Đảng ủy xã Long Hòa cho biết, địa phương đang thực hiện mô hình lúa - tôm sú theo Dự án Khuyến nông Trung ương năm 2023 - 2024, đã thực hiện xong giai đoạn lúa và tiếp tục triển khai vụ mùa nuôi tôm sú, có 24 hộ, thực hiện diện tích 25ha, con giống 1,75 triệu con, đang trong giai đoạn phát triển tốt. Đảng ủy đang chỉ đạo chính quyền và ngành chuyên môn triển khai các bước thực hiện mô hình “Vận động Nhân dân giữ vững và mở rộng diện tích lúa hữu cơ gắn với nuôi tôm trên chân ruộng lúa” cho vụ mùa năm 2024.
Bài, ảnh: HUỲNH NỔI
Vừa qua, tại hội nghị giao ban công tác Mặt trận quý III/2024, với chủ đề “Phát huy vai trò của Mặt trận trong tham gia XDNTM, nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu”, nhiều đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp hay nhằm nâng cao chất lượng các tiêu XDNTM, NTM nâng cao, NTM mới kiểu mẫu gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh. Phóng viên Báo Trà Vinh đã lược ghi những cách làm hiệu quả của Mặt trận các địa phương trong tham gia XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.