01/10/2020 15:00
Nhân dân ấp Đại Thôn B, xã Hòa Minh ứng dụng khoa học công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp.
Qua thời gian triển khai thực hiện, các nhiệm vụ tập trung, nhiệm vụ đột phá đã thật sự đi vào cuộc sống, nhất là nhiệm vụ tập trung chuyển đổi sản xuất, ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, có sức cạnh tranh cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh liên kết, hợp tác sản xuất đảm bảo ổn định thị trường đầu ra được Nhân dân thực hiện có hiệu quả. Các địa phương trong huyện tăng cường chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản hiệu quả, từ đầu năm đến nay, toàn huyện chuyển đổi 149,35ha từ đất giồng tạp và đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng màu, cây ăn trái, nuôi thủy sản. Theo đánh giá của ngành chuyên môn và nông dân tham gia chuyển đổi cơ cấu sản xuất, các diện tích chuyển đổi đều có hiệu quả cao gấp 02-03 lần so với trước khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Phao, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Minh cho biết: xã thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ công nghiệp với diện tích gần 300ha, nhiều nông dân có lợi nhuận 01-1,5 tỷ đồng/ha/năm… xã còn tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ và sản xuất, kinh doanh, trong đó phát triển mạnh dịch vụ thức ăn và thuốc thủy sản… góp phần tăng giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho lao động.
Ông Võ Văn Ví, ngụ ấp Đại Thôn B, xã Hòa Minh cho biết: để thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nhất là thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, vừa qua, chính quyền địa phương vận động chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, gia đình tôi mạnh dạn đầu tư 04 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, diện tích 9.500m2. Với diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng nêu trên, vụ nuôi vừa rồi, lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng, gia đình tôi rất phấn khởi. Ngoài ra, khi thực hiện việc đổi cơ cấu sản xuất, nông dân ở đây đều được lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã phối hợp với ngành chuyên môn tập huấn chuyển giao khoa học-kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản hiệu quả.
Để tạo điều kiện giúp nông dân hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, thuận lợi liên kết đầu ra sản phẩm với doanh nghiệp, huyện châu thành cũng thành lập được có 367 tổ hợp tác (THT), trong đó lĩnh vực nông nghiệp 324 THT, thủy sản 32 THT, lĩnh vực khác 11 THT; 23 hợp tác xã (HTX), 01 Quỹ Tín dụng nhân dân. Các thành viên của THT, HTX đã từng bước ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ngoài những thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ tập trung chuyển đổi sản xuất, ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, có sức cạnh tranh cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh liên kết, hợp tác sản xuất đảm bảo ổn định thị trường đầu ra còn những tồn tại như: khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông-thủy sản của công ty, doanh nghiệp, THT, HTX, nông dân là thiếu vốn, sản lượng sản phẩm ít, chất lượng không đồng đều và chưa đạt nhiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,… một số sản phẩm bao bì và đóng gói chưa bảo đảm bảo quản chất lượng hàng hóa, chưa đủ khả năng ổn định giá bán theo thời gian dài, giao nhận đúng thời gian và quan trọng nhất là hầu hết các đơn vị, hộ sản xuất đều chưa xây dựng được thương hiệu, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm và những thủ tục pháp lý liên quan nên khó tham gia vào chuỗi cung ứng trong hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại.
Chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản để xây dựng các vùng chuyên canh tập trung theo nhiệm vụ tập trung, đột phá trong thời gian qua của huyện Châu Thành đã phát huy hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp được xác định cần tập trung vào một số cây, con chính và có thế mạnh như trồng trọt cần tập trung vào: cây có múi, thanh long ruột đỏ, trồng rau an toàn. Về chăn nuôi tập trung phát triển chăn nuôi heo, gia cầm, bò… Thủy sản là các loại có giá trị kinh tế cao, như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển, cá lóc… đồng thời, tích cực ứng dụng khoa học-kỹ thuật, nhất là nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất, cây con có giá trị kinh tế cao theo chuỗi gắn với xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, cung cấp cho thị trường.
Bà Thạch Thị Sa Thy, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết: thời gian tới, huyện sẽ tập trung xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích mời gọi các doanh nghiệp liên doanh, liên kết đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, an toàn. Hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt các sản phẩm theo chương trình VietGAP, GlobalGAP… xây dựng các chuỗi trong sản xuất nông nghiệp, liên kết đầu ra sản phẩm.
06 nhiệm vụ tập trung: (1) Tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống và khắc phục có hiệu quả các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; phát huy tinh thần trách nhiệm của tập thể, cá nhân người đứng đầu trong triển khai và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị theo Quy định số 4842-QĐ/TU, ngày 30/7/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. (2) Phát huy các nguồn lực, thu hút đầu tư đầy đủ diện tích Cụm Công nghiệp Tân Ngại và mời gọi đầu tư để xin chủ trương triển khai xây dựng Cụm Công nghiệp Bà Trầm (Hưng Mỹ); đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế-xã hội của huyện; phấn đấu đưa huyện Châu Thành phát triển bền vững. (3) Chuyển đổi sản xuất, ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, có sức cạnh tranh cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh liên kết, hợp tác sản xuất đảm bảo ổn định thị trường đầu ra. (4) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tích cực huy động tốt các nguồn lực để giảm nghèo nhanh và bền vững, trọng tâm là các xã có đông đồng bào Khmer sinh sống. (5) Kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; cán bộ, công chức, viên chức phải có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện công tác cải cách hành chính gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử. (6) Xây dựng thị trấn Châu Thành đạt chuẩn văn minh đô thị; gắn với xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường; tập trung các nguồn lực cho XDNTM, quyết tâm xây dựng huyện Châu Thành đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2021. 03 nhiệm vụ đột phá: (1) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, nói đi đôi với làm, đoàn kết, kỷ luật nghiêm, có tâm, có tầm, có trách nhiệm, vì Tổ quốc, vì Nhân dân phục vụ. (2) Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước; góp phần xây dựng chính quyền các cấp “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp và thu hút đầu tư. (3) Đẩy mạnh thu hút tối đa các nguồn lực, phát triển nhanh, bền vững kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thương mại-dịch vụ, du lịch và phát triển nguồn nhân lực. |
Bài, ảnh: PHAN TUẤN
Vừa qua, tại hội nghị giao ban công tác Mặt trận quý III/2024, với chủ đề “Phát huy vai trò của Mặt trận trong tham gia XDNTM, nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu”, nhiều đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp hay nhằm nâng cao chất lượng các tiêu XDNTM, NTM nâng cao, NTM mới kiểu mẫu gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh. Phóng viên Báo Trà Vinh đã lược ghi những cách làm hiệu quả của Mặt trận các địa phương trong tham gia XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.