14/01/2020 09:20
Quán triệt sâu sắc phong trào thi đua “Dân vận khéo” theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ ở cơ sở và phong trào thi đua “Dân vận khéo” (Ban Chỉ đạo) các cấp trong tỉnh đã không ngừng nâng chất lượng công tác tuyên truyền, tác động tích cực đến nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân, để cùng xây dựng và thực hiện các mô hình, góp nên phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Qua đó, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương.
Tính trong giai đoạn 2009-2019, thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Trà Vinh đã tổ chức đánh giá, tổng kết 02 lần (giai đoạn 2009-2010, 2010-2015) với kết quả 3.720 mô hình điển hình được các tập thể, cá nhân đăng ký xây dựng. Trong đó có, 1.116 mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng chi, tổ hội lồng ghép vào tổ chức kinh tế hợp tác và hợp tác xã; 918 mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng ấp, khóm văn hóa gắn với XDNTM, đô thị văn minh; 1.688 mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực khác. Các năm 2016, 2017, 2018, từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”, có 7.682 mô hình đăng ký và được công nhận 3.567 mô hình trên 04 lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh-quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị. Theo Công văn số 08-CV/BCĐ, ngày 11/12/2017 của Ban Chỉ đạo tỉnh “Về việc giới thiệu, nhân rộng, học tập, xây dựng mô hình Quy chế dân chủ ở cơ sở và mô hình “Dân vận khéo” toàn tỉnh” gắn với vận dụng thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, việc xây dựng, phát huy, nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu được thực hiện theo hướng thiết thực, có độ bền vững cao, sức lan tỏa nhanh. Xây dựng và đánh giá mô hình “Dân vận khéo” trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, quy định ban hành kèm theo Quyết định số 457/QĐ-UBND, ngày 03/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh, mô hình “Dân vận khéo” cũng được xây dựng và thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; là một trong những cuộc vận động, tuyên truyền tạo ra sự đồng thuận trong xã hội, là những cách làm sáng tạo, hiệu quả và trở thành một “hình mẫu” có thể áp dụng ở nhiều địa phương, đơn vị. Kết quả của mô hình “Dân vận khéo” phải mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, tập thể và Nhà nước; phải có tính bền vững, có sức lan tỏa, mang tính xã hội hóa cao.
Thực tế phong trào thi đua “Dân vận khéo” các cấp trong tỉnh, có thể khẳng định rằng, từ “Dân vận khéo”, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vận dụng làm kinh tế theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và hưởng lợi”. Các mô hình “Dân vận khéo” trong XDNTM góp phần quan trọng, làm thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện cuộc sống nhân dân. Linh hoạt, kết hợp giữa tuyên truyền, vận động, các mô hình “Dân vận khéo” trên lĩnh vực kinh tế - xã hội đã phát huy sức mạnh đoàn kết, ý thức tự lực tự cường, tinh thần tương thân tương ái. Từ “Dân vận khéo”, 10 năm qua, nhân dân đã đóng góp hơn 300.000 ngày công lao động, hiến hơn 5.000.000m2 đất, đóng góp bằng tiền, hiện vật để xây dựng giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng… tổng trị giá ước khoảng 570,4 tỷ đồng. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị đã được điển hình, nhân rộng bởi tính hiệu quả quan trọng, thiết thực, như mô hình “Tham gia xây dựng ấp an toàn về an ninh trật tự, ấp văn hóa” của Đồn Biên phòng Long Vĩnh đã được nhân rộng thực hiện tại các đồn biên phòng trong tỉnh và đã xây dựng được 65/67 ấp, khóm thuộc địa bàn phụ trách đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự. Mô hình “Nâng cao trách nhiệm cá nhân trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến công tác” của Sở Kế hoạch và Đầu tư, “Xây dựng chính quyền, công sở thân thiện” của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, “Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, bức xúc của nhân dân trong triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội” của huyện Trà Cú… đã góp phần quan trọng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị; góp phần nâng cao vai trò của công tác dân vận trong tình hình mới; nâng cao thêm chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trong toàn tỉnh.
Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh, “Dân vận khéo” đã khơi dậy truyền thống yêu nước, phát huy vai trò của nhân dân tham gia các phong trào phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, tăng cường nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Nhờ “Dân vận khéo”, quần chúng nhân dân đã cung cấp hơn 35.000 nguồn tin có giá trị, phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự, phát hiện, tố giác, tham gia vây bắt tội phạm.
Đến nay, theo đánh giá Ban Chỉ đạo tỉnh, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được cả hệ thống chính trị tham gia và tổ chức thực hiện, thật sự trở thành động lực thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, XDNTM, đô thị văn minh; trở thành phong trào thường xuyên, nền nếp, khẳng định đây là chủ trương đúng đắn của Đảng, tạo nên sự thống nhất giữa ý Đảng, lòng dân, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
HÀ THANH
Nhân rộng 08 mô hình điển hình “Dân vận khéo” của khối đoàn thể
Năm 2019, qua khảo sát phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh đã thống nhất chọn 08 mô hình tiêu biểu, sáng tạo, có tính đột phá để giới thiệu nhân rộng trong toàn tỉnh.
Cụ thể, mô hình của Hội Nông dân: Xây dựng tổ, hội nghề nghiệp gắn với phát triển kinh tế (nuôi bò sinh sản) ở ấp Lưu Cừ, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú; “Dân vận khéo về lĩnh vực kinh tế gắn với bảo vệ môi trường” ở ấp Đa Hòa Bắc, xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành; Hội Liên hiệp phụ nữ với mô hình “Tổ hợp tác trồng rau ăn lá” ở ấp Phố, xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú; “Tổ hùn vốn xây hố xí hợp vệ sinh” ở ấp Phú Đức 2, xã Bình Phú, huyện Càng Long; Hội Cựu chiến binh có mô hình “Câu lạc bộ môi trường” ở ấp Trà Mẹt, xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè; “Câu lạc bộ môi trường” ở ấp Định Hòa, xã Long Thới, huyện Tiểu Cần. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có mô hình “Tổ hợp tác Thừa Thắng” ở ấp Ô Tưng B, xã Châu Điền, huyện Cầu Kè; “Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp” ấp Chợ, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú.
Vừa qua, tại hội nghị giao ban công tác Mặt trận quý III/2024, với chủ đề “Phát huy vai trò của Mặt trận trong tham gia XDNTM, nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu”, nhiều đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp hay nhằm nâng cao chất lượng các tiêu XDNTM, NTM nâng cao, NTM mới kiểu mẫu gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh. Phóng viên Báo Trà Vinh đã lược ghi những cách làm hiệu quả của Mặt trận các địa phương trong tham gia XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.