12/04/2024 08:45
Đồng chí Thân Thị Ngọc Kiều, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh phát biểu ý kiến đóng góp dự thảo NQ tại Kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề) ngày 26/02/2024.
Tại huyện Trà Cú, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND huyện Trà Cú tổ chức 10 kỳ họp, trong đó có 06 kỳ họp thường lệ, 04 kỳ họp chuyên đề, ban hành 84 NQ (12 NQ về hoạt động giám sát, 07 NQ về phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 15 NQ về đầu tư công, 16 NQ về ngân sách, 24 NQ về công tác nhân sự và 10 NQ khác). Nhìn chung, các NQ ban hành nhiều đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương, được cử tri và Nhân dân đồng tình, ủng hộ, tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả.
Đồng chí Ngô Quốc Thạnh, Phó Chủ tịch HĐND huyện Trà Cú cho biết: để NQ HĐND huyện ban hành mang tính khoa học, khả thi, Thường trực HĐND huyện quan tâm chú trọng tuân thủ đúng quy trình các bước, từ khâu chuẩn bị lập đề nghị xây dựng NQ, soạn thảo và lấy ý kiến đối với dự thảo NQ, thẩm định, thẩm tra dự thảo NQ, thông qua dự thảo NQ đến triển khai và giám sát việc thực hiện NQ. Khi xây dựng NQ, Thường trực, các ban HĐND huyện phối hợp với UBND huyện, các cơ quan liên quan soạn thảo lập dự kiến chương trình xây dựng NQ thông qua các cuộc họp, bàn bạc thống nhất nội dung, chương trình.
Trong quá trình soạn thảo NQ, Thường trực HĐND huyện phân công các ban HĐND huyện chủ động, phối hợp với cơ quan đề nghị ban hành NQ xem xét sự cần thiết, căn cứ pháp lý, nội dung chính của NQ sẽ ban hành; kịp thời đôn đốc, nhắc nhở cơ quan soạn thảo tích cực chuẩn bị nội dung gửi các ban của HĐND huyện thẩm tra. Hoạt động thẩm tra các ban của HĐND huyện đóng vai trò rất quan trọng để thực hiện chặt chẽ, đúng quy định, có phản biện và đánh giá tác động của NQ đến các đối tượng liên quan để công tác thẩm tra đạt chất lượng, hiệu quả. Vấn đề nào thấy nội dung cần thiết xem xét thêm thì ban của HĐND huyện sẽ đề nghị cơ quan lập dự thảo và UBND huyện làm rõ những nội dung, phân tích, đánh giá cụ thể và có những đề xuất kiến nghị phù hợp.
Theo đồng chí Ngô Quốc Thạnh, các dự thảo NQ được các cơ quan soạn thảo nghiêm túc tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở ý kiến thẩm tra của các ban HĐND huyện. Dự thảo NQ được Thường trực HĐND huyện báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy cho ý kiến trước khi trình kỳ họp HĐND xem xét, quyết định. Sau khi NQ HĐND huyện được ban hành, Thường trực và các ban của HĐND huyện thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát chặt chẽ việc tổ chức triển khai, thực hiện NQ để sớm đưa NQ vào cuộc sống và phát hiện những điểm chưa phù hợp để kịp thời đề xuất biện pháp điều chỉnh, bổ sung; đồng thời, đề nghị chấn chỉnh những trường hợp chậm triển khai hoặc triển khai chưa đầy đủ theo tinh thần NQ. Đây là khâu có ý nghĩa quan trọng để đánh giá chất lượng và hiệu quả tác động của NQ, đảm bảo NQ được tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả.
Bên cạnh những kết quả tích cực, cũng phải nhìn nhận công tác xây dựng, ban hành NQ của HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh thời gian qua cũng còn một số khó khăn, hạn chế nhất định. Trong đó, có việc tham gia ý kiến của đối tượng chịu sự tác động và cơ quan có liên quan đôi lúc cũng còn hình thức, không đóng góp hoặc ý kiến đóng góp còn mang tính chủ quan, thiếu chiều sâu và cơ sở pháp lý; việc tham gia góp ý đối với dự thảo NQ trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh chưa được cá nhân, tổ chức quan tâm.
Việc gửi dự thảo NQ để phục vụ công tác thẩm tra còn chậm so với thời gian kế hoạch, nội dung dự thảo NQ còn chỉnh sửa nhiều lần, gây khó khăn cho công tác thẩm tra của các ban HĐND. Công tác thẩm định, phản biện, thẩm tra các dự thảo NQ có mặt chưa đạt chất lượng, chưa đi sâu vào xem xét, đánh giá cụ thể đối với từng nội dung quy định, chính sách trong dự thảo văn bản mà chỉ dừng lại ở những nhận định, đánh giá chung chung.
Bên cạnh đó, có NQ chưa dự báo hết những tình huống phát sinh trong thực tế nên phải sửa đổi, bổ sung sau thời gian ngắn triển khai thực hiện; một số NQ của HĐND cấp huyện, cấp xã ban hành không đúng thẩm quyền, thiếu căn cứ pháp lý, nội dung chưa đảm bảo chặt chẽ, sai sót về kỹ thuật và thể thức trình bày văn bản chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật cần phải đính chính, điều chỉnh lại...
Đồng chí Kiên Quân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết: để tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng và ban hành NQ HĐND trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, đáp ứng sự kỳ vọng của cử tri, Thường trực HĐND tỉnh đề ra một số giải pháp. Đó là, tiếp tục nghiên cứu các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND và các văn bản pháp luật khác có liên quan; Chỉ thị số 39-CT/TU, ngày 31/7/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp để áp dụng thực hiện tốt công tác xây dựng và ban hành NQ của HĐND đúng quy định.
Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự hướng dẫn của cơ quan cấp trên và sự phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực, các ban HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam cùng cấp và các ngành có liên quan trong công tác xây dựng và ban hành NQ; việc ban hành NQ phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nội dung NQ phải đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và nguyện vọng của Nhân dân trong tỉnh.
Thường trực HĐND chủ trì, phối hợp với UBND xây dựng, ban hành kế hoạch định hướng ban hành NQ theo từng năm hoặc giai đoạn, trong đó nêu rõ tên NQ, căn cứ ban hành, loại văn bản, chủ thể soạn thảo, chủ thể thẩm tra dự thảo NQ và thời gian trình NQ tại kỳ họp để chủ động trong việc sắp xếp, xây dựng chương trình kỳ họp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc ban hành NQ. UBND chỉ đạo các cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo NQ nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác xây dựng NQ đảm bảo đúng quy trình và chất lượng; gửi hồ sơ dự thảo NQ về Thường trực HĐND đúng thời gian theo kế hoạch; thực hiện nghiêm túc việc lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan và đối tượng chịu tác động; nâng cao chất lượng thẩm định dự thảo NQ; kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn sau khi NQ được thông qua.
UBMTTQ Việt Nam nâng cao chất lượng công tác phản biện xã hội đối với dự thảo NQ đáp ứng tốt yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan thường xuyên nắm thông tin về các chủ trương, chính sách dự kiến được ban hành, lựa chọn chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi của Nhân dân để tổ chức phản biện xã hội; phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân, nhất là những người nắm chắc kiến thức, am hiểu sâu về các lĩnh vực có liên quan để tổ chức phản biện đạt hiệu quả cao.
Các ban HĐND chủ động tham gia với các cơ quan chuyên môn của UBND trong quá trình chuẩn bị xây dựng dự thảo NQ; tham gia các cuộc họp bàn về nội dung dự thảo NQ để nắm bắt thông tin, góp ý kiến ngay từ khâu soạn thảo dự thảo NQ, góp phần phục vụ công tác thẩm tra đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Đại biểu HĐND cần chủ động nghiên cứu văn bản, tài liệu có liên quan, hồ sơ dự thảo NQ để có thể tham gia ý kiến trong thẩm tra, thảo luận, biểu quyết thông qua NQ tại kỳ họp. Thông qua hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ cử tri, tiếp công dân, đại biểu HĐND tăng cường tuyên truyền các NQ của HĐND đến các đối tượng thụ hưởng và người dân, doanh nghiệp nắm, biết thực hiện.
Thường trực, các ban, tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND cần tăng cường hoạt động giám sát việc triển khai, thực hiện các NQ của HĐND đã được ban hành nhằm đánh giá hiệu lực, hiệu quả của các NQ và kịp thời phát hiện những điểm chưa phù hợp để đề xuất điều chỉnh, bổ sung; đồng thời, chấn chỉnh những trường hợp chậm triển khai hoặc triển khai thực hiện chưa đầy đủ theo tinh thần NQ. Thường xuyên kiểm tra, rà soát các NQ, nghiên cứu, nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách mới để đề xuất, sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành NQ đảm bảo phù hợp và mang lại hiệu quả cao.
Từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến hết năm 2023, HĐND 03 cấp tổ chức 845 kỳ họp, ban hành 4.501 NQ, trong đó cấp tỉnh tổ chức 13 kỳ họp ban hành 242 NQ; cấp huyện tổ chức 105 kỳ họp ban hành 759 NQ; cấp xã tổ chức 727 kỳ họp ban hành 3.500 NQ. |
Bài, ảnh: KIM LOAN
Vừa qua, tại hội nghị giao ban công tác Mặt trận quý III/2024, với chủ đề “Phát huy vai trò của Mặt trận trong tham gia XDNTM, nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu”, nhiều đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp hay nhằm nâng cao chất lượng các tiêu XDNTM, NTM nâng cao, NTM mới kiểu mẫu gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh. Phóng viên Báo Trà Vinh đã lược ghi những cách làm hiệu quả của Mặt trận các địa phương trong tham gia XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.