10/02/2023 12:52
Thành phố Trà Vinh thực hiện công tác cán bộ
Cán bộ có vai trò rất quan trọng đối với sự thành bại của bộ máy Nhà nước. Đánh giá cán bộ là khâu đầu tiên, là căn cứ để thực hiện các khâu khác trong công tác cán bộ. Đây là việc làm khó, nhạy cảm, vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, cũng như giúp cán bộ phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ.
Đồng chí Lê Văn Dũng, Trưởng Phòng Nội vụ thành phố Trà Vinh cho biết: đánh giá đúng cán bộ thì toàn bộ quy trình công tác cán bộ sẽ chính xác, giúp cán bộ phát huy tốt sở trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời, không bỏ sót người tốt và có năng lực... Ngược lại, nếu đánh giá không đúng cán bộ thì các khâu tiếp theo trong công tác cán bộ sẽ chệch hướng, kéo theo việc sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm không đúng, bản thân cán bộ được đánh giá không thực chất, có thể sinh ra chủ quan, tự cao, tự mãn hoặc trái lại sinh ra bất mãn, mai một dần động lực phát triển, có khi làm thui chột tài năng, làm thiệt cho cán bộ và thậm chí có hại lớn cho đơn vị, làm xói mòn niềm tin của đảng viên, quần chúng đối với cấp ủy Đảng, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ, làm ảnh hưởng tác động tiêu cực đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cả Đảng bộ.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trong việc xây dựng và phát triển đất nước, những năm qua, Đảng bộ thành phố Trà Vinh luôn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng, đảm bảo phẩm chất chính trị, năng lực và có định hướng cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức từ thành phố đến phường, xã.
Năm 2022, thành phố Trà Vinh mạnh dạn xem xét nguồn cán bộ trẻ, có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn để bố trí vào những chức danh chủ chốt, lãnh đạo quản lý cấp phòng và lãnh đạo chủ chốt của phường, xã.
Cụ thể, thực hiện điều động 34 đồng chí, luân chuyển 01 đồng chí, bổ nhiệm mới 35 cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và phường, xã; tiếp nhận 05 trường hợp tốt nghiệp đại học loại giỏi vào làm công chức phường, xã. Đến nay, số lượng công chức phường, xã đảm bảo đầy đủ theo quy định, đây là nguồn cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo, đảm bảo đủ sức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và cũng là nguồn cán bộ kế thừa trong thời gian tới. Đồng thời, đưa trên 300 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trong quá trình thực hiện quy trình công tác cán bộ, thành phố Trà Vinh luôn đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, đúng quy trình theo các văn bản của Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh quy định. Đồng thời, thể hiện được tính dân chủ, công khai, đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với từng vị trí việc làm. Song song đó, có sự quan tâm kết hợp giữa các độ tuổi, dân tộc, nam, nữ, cán bộ trẻ và đảm bảo tính kế thừa của thành phố Trà Vinh và phường, xã.
Để thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ nói chung, của thành phố Trà Vinh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và hướng tới nhiệm kỳ 2025 - 2030, nhằm đảm bảo có một đội ngũ cán bộ kế thừa đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong thời gian tới, Phòng Nội vụ đề xuất giải pháp: tiếp tục nâng cao chất lượng công tác nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm. Thực hiện nghiêm nội quy, quy chế làm việc, khuyến khích những nhân tố tích cực trong các cơ quan, đơn vị, địa phương thúc đẩy phong trào thi đua đi vào nền nếp và thực chất hơn. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch rà soát bộ máy tổ chức cán bộ, kiện toàn, bố trí và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc “đúng người, đúng việc”.
Căn cứ vào yêu cầu công tác, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ để bố trí công việc phù hợp, nhằm bảo đảm cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức phát huy được cao nhất khả năng của mình, sử dụng hợp lý, hiệu quả từng vị trí công tác. Rà soát chức năng, nhiệm vụ và cụ thể hóa các đầu công việc của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Từ đó, xây dựng các tiêu chuẩn, yêu cầu của từng vị trí công tác, vị trí việc làm để bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, cũng như về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, lề lối làm việc và phương pháp công tác phù hợp với từng đối tượng, từng chức danh cán bộ. Thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt; đồng thời, chuẩn bị nguồn cán bộ kế thừa, lâu dài. Chú ý phát hiện, bồi dưỡng tài năng trong số cán bộ trẻ có thành tích và triển vọng. Đổi mới công tác quy hoạch cán bộ theo chức danh để tạo môi trường cạnh tranh cho việc bổ nhiệm, đề bạt vào vị trí lãnh đạo, quản lý. Trong công tác quy hoạch, không chỉ quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý mà cần coi trọng quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên môn.
Xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý, thỏa đáng; xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, công bằng, dân chủ; tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được lao động cống hiến, trưởng thành và gắn bó với cơ quan, đơn vị. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác cán bộ; nâng cao ý chí khắc phục khó khăn, vươn lên trong công tác.
Cầu Ngang - Điểm sáng công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
Công tác quản lý nhà nước (QLNN) về tín ngưỡng tôn giáo thời gian qua trên địa bàn huyện Cầu Ngang mang lại nhiều kết quả tích cực. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đông đảo quần chúng nhân dân và có nhiều đóng góp đối với đời sống kinh tế - xã hội của huyện.
Đồng chí Võ Thị Thúy Hằng, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Cầu Ngang cho biết: thực hiện chức năng tham mưu QLNN về tôn giáo, Phòng Nội vụ tham mưu Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo, đẩy mạnh các mặt công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần thực hiện có hiệu quả quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân; đảm bảo các hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ pháp luật; từng bước phát huy những mặt tích cực; hạn chế những mặt tiêu cực của hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Huyện Cầu Ngang có 52 cơ sở tôn giáo (23 chùa Phật giáo Nam tông Khmer, 16 chùa Phật giáo Bắc tông, 03 chi hội (Hội quán) thuộc Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, 03 Thánh thất Cao Đài, 07 Giáo xứ Công giáo và 01 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung), có khoảng 98.808 tín đồ, chiếm khoảng 81,48% dân số và có 43 cơ sở tín ngưỡng (22 đình và 21 miếu). Các cơ sở tôn giáo thực hiện tốt việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hàng năm, thông báo hoạt động tôn giáo bổ sung theo quy định tại Điều 43 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo hoạt động theo tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, phù hợp với phong tục, tập quán và quy định của pháp luật.
Dù mỗi tôn giáo có đường hướng và phương châm hành đạo riêng nhưng đều chung một định hướng là sống “Tốt đời, đẹp đạo”, luôn gắn bó, đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc. Từ đó, các tôn giáo trong huyện luôn đồng hành cùng chính quyền địa phương, không ngừng đẩy mạnh công tác từ thiện, nhân đạo. Đặc biệt, các tổ chức tôn giáo luôn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương hưởng ứng các cuộc vận động “Vì người nghèo”, giúp người khuyết tật, người già neo đơn, bệnh nhân nghèo, học sinh nghèo hiếu học… kết hợp cùng đoàn bác sĩ khám bệnh, cấp thuốc miễn phí tại các chùa, làm đường, xây cầu nông thôn, cất nhà tình thương… với tổng số tiền từ thiện trong năm 2022 trên 15 tỷ đồng.
Công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn huyện đạt được những kết quả trên nhờ Phòng Nội vụ tham mưu kịp thời cho UBND huyện cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong các kế hoạch, chương trình… đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của huyện. Hàng năm, UBND huyện có kế hoạch công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn huyện với những nội dung cụ thể và được các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Đặc biệt, công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật được thực hiện thường xuyên đến các tôn giáo và cán bộ, đảng viên. Trong đó, chú trọng các nội dung về công tác tôn giáo trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 của Chính phủ; pháp luật về đất đai, luật xây dựng, liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
Chính vì vậy, thời gian qua, huyện Cầu Ngang không xảy ra điểm nóng về tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo không bị lợi dụng mà chỉ thuần túy tính tôn giáo. Một trong những nhân tố góp phần vào thành công này là: các cấp lãnh đạo huyện Cầu Ngang kịp thời nắm bắt các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của tôn giáo và các tín đồ thông qua các buổi họp mặt, đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên môn và tổ chức, cá nhân tôn giáo; giữa các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo và cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng phục vụ trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, UBND huyện Cầu Ngang chủ trương kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo. Tăng cường tranh thủ người uy tín trong chức sắc, chức việc và các tổ chức đại diện, tăng cường phối hợp với UBMTTQ Việt Nam các cấp, thường xuyên thăm hỏi, tiếp xúc các chức sắc, người đại diện để tác động vận động chức sắc, tín đồ thực hiện đúng quy định của pháp luật về hoạt động tôn giáo, có hướng kiến nghị, đề xuất vấn đề quản lý kinh phí ở các cơ sở tôn giáo, tránh lạm dụng, tư lợi cá nhân gây mất đoàn kết nội bộ... Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính QLNN về tôn giáo; sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
Để thực hiện tốt công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo trong thời gian tới, huyện Cầu Ngang chủ động tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Nâng cao chất lượng toàn diện công tác QLNN về tôn giáo của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và Hiến chương, Điều lệ được Nhà nước công nhận; chủ động giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo chính đáng của các tín đồ; kịp thời nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của các tôn giáo, quần chúng tôn giáo và có phương hướng giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh; chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo.
Chủ động, tích cực trong công tác tiếp xúc, vận động, tranh thủ chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tổ chức tôn giáo. Chủ động vận động, đoàn kết đồng bào các tôn giáo thông qua việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, XDNTM, đô thị văn minh, thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật ở địa phương. Thường xuyên gặp gỡ các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người có uy tín trong các tổ chức tôn giáo, tạo sự đồng thuận trong thực hiện chủ trương, chính sách và giáo dục tín đồ chấp hành pháp luật. Xây dựng lực lượng nòng cốt trong tôn giáo, tạo nguồn lực cần thiết khi xử lý các vấn đề phức tạp trong tôn giáo. Phát triển đảng viên là người có đạo và phân công nhiệm vụ cho đảng viên có đạo trong việc nắm tình hình và thực hiện tốt công tác dân vận với quần chúng, tín đồ.
Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp theo hướng phù hợp đảm bảo ổn định, đồng bộ; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp; tạo nguồn cán bộ gắn với việc nâng cao năng lực, chất lượng trong thực hiện nhiệm vụ. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về tín ngưỡng cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, giữa các cơ quan Đảng với chính quyền các cấp, bảo đảm việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được kịp thời và hiệu quả; kịp thời giải quyết những nhu cầu chính đáng của các cơ sở tín ngưỡng, của các tôn giáo đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật; chủ động cung cấp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan để thống nhất tổ chức triển khai thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác tín ngưỡng, tôn giáo; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo.
KIM LOAN (lược ghi).
Vừa qua, tại hội nghị giao ban công tác Mặt trận quý III/2024, với chủ đề “Phát huy vai trò của Mặt trận trong tham gia XDNTM, nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu”, nhiều đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp hay nhằm nâng cao chất lượng các tiêu XDNTM, NTM nâng cao, NTM mới kiểu mẫu gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh. Phóng viên Báo Trà Vinh đã lược ghi những cách làm hiệu quả của Mặt trận các địa phương trong tham gia XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.