26/03/2022 09:36
Ông Nguyễn Văn Triết. Ảnh: KL |
Phóng viên Báo Trà Vinh có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Triết, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh xung quanh vấn đề này.
Phóng viên: Thưa ông, xin ông cho biết việc tổ chức thực hiện giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị thời gian qua như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Triết: Quán triệt thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành một số văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, xem hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội là một trong những giải pháp quan trọng thực hiện nghị quyết đại hội và nghị quyết hàng năm của cấp ủy Đảng, nhất là trong phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân; đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy và công tác phối hợp giữa chính quyền đối với Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội. Hàng năm, xem xét và cho ý kiến bằng văn bản về chủ trương đối với kế hoạch giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội để đảm bảo tính nguyên tắc trong triển khai hoạt động giám sát, phản biện xã hội theo quy định.
Các cấp chính quyền phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận triển khai thực hiện Chương trình phối hợp thống nhất hành động hàng năm, nhất là công tác giám sát, phản biện xã hội; các cơ quan nhà nước chủ động đề xuất Mặt trận góp ý, phản biện xã hội đối với những dự thảo văn bản liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; chỉ đạo các ngành chức năng tiếp thu, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Mặt trận sau giám sát, phản biện xã hội; phối hợp trả lời, làm rõ những ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân qua các cuộc tiếp xúc với đại biểu dân cử, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường sự đồng thuận xã hội.
Phóng viên: Thưa ông, xin ông cho biết kết quả đạt được của công tác giám sát và phản biện xã hội thời gian qua?
Ông Nguyễn Văn Triết: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận thời gian qua có nhiều đổi mới, tiến bộ. Nội dung giám sát đi vào những vấn đề Nhân dân quan tâm, bức xúc, được triển khai thực hiện đồng bộ bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện thực tế của từng cấp, từng địa phương; công tác phản biện xã hội được MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm thực hiện đạt những kết quả bước đầu.
Từ năm 2014 đến năm 2021, Mặt trận các cấp trong tỉnh chủ trì tổ chức 1.506 cuộc giám sát (cấp tỉnh 35 cuộc, cấp huyện 204 cuộc, cấp xã 1.267 cuộc) và 498 cuộc phản biện xã hội (cấp tỉnh 19, cấp huyện 48, cấp xã 431 cuộc), qua đó góp phần phát huy vai trò của MTTQ về đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Sau mỗi cuộc giám sát, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam các cấp báo cáo, tham mưu đề xuất cấp ủy, UBND cùng cấp xem xét chỉ đạo, giải quyết những tồn tại, bất cập qua kiến nghị của đoàn giám sát. Quá trình thực hiện phản biện xã hội, chú trọng khảo sát thực tiễn và phát huy vai trò của các hội đồng tư vấn, ban tư vấn, chuyên gia trên các lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng phản biện, góp ý. Các ý kiến phản biện, góp ý được các cơ quan tiếp thu, giải trình, góp phần hoàn thiện các văn bản, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn.
Phóng viên: Xin ông cho biết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện giám sát, phản biện xã hội và giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới?
Ông Nguyễn Văn Triết: Bên cạnh những mặt đạt được, chúng tôi nhận thấy rằng, công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thời gian qua còn nhiều hạn chế, chưa được như kỳ vọng của Đảng và mong đợi của Nhân dân. Nội dung, phạm vi giám sát, phản biện xã hội rất rộng nhưng năng lực, trình độ của cán bộ Mặt trận vài nơi còn hạn chế; điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn, nhất là nhân lực chưa đáp ứng khối lượng công việc của Mặt trận hiện nay.
Nhận thức về chức năng giám sát, phản biện xã hội của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa thực sự coi trọng nhiệm vụ này của Mặt trận và các tổ chức thành viên; một số cơ quan gửi văn bản đề nghị phản biện xã hội với thời gian gấp rút hoặc mang tính hình thức; việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội mặc dù được quan tâm, tuy nhiên từng lúc, từng nơi còn chậm so với yêu cầu và chưa đáp ứng như mong đợi của chủ thể tổ chức giám sát, phản biện xã hội...
Để nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới, về giải pháp chung, Đảng Đoàn UBMTTQ Việt Nam tỉnh đang phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy nghiên cứu xây dựng nghị quyết của Tỉnh ủy về nâng cao năng lực hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tỉnh Trà Vinh đến năm 2025 (dự kiến trình thông qua vào tháng 6/2022) để góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận và các tổ chức thành viên. Riêng về hoạt động giám sát, phản biện xã hội, chúng tôi đề ra một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, quyền và trách nhiệm của Mặt trận trong công tác giám sát, phản biện xã hội theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị và các văn bản quy định, chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan.
Thứ hai, phối hợp với các tổ chức thành viên tập trung rà soát những nội dung, lĩnh vực cử tri và Nhân dân quan tâm để xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội cho phù hợp; đồng thời chủ động giám sát đột xuất những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong Nhân dân và dư luận xã hội quan tâm bằng các hình thức phù hợp; đặc biệt, trong tổ chức thực hiện đảm bảo theo quy trình hướng dẫn của Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN, ngày 15/6/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam.
Thứ ba, theo dõi chặt chẽ và đi đến cùng trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội; đồng thời mạnh dạn kiến nghị cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng các cấp và người đứng đầu xử lý trách nhiệm về những vấn đề có liên quan theo Quy định “về trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong việc tiếp thu, giải quyết kiến nghị của MTTQ, các tổ chức thành viên của Mặt trận sau giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” ban hành kèm theo Quyết định số 5628-QĐ/TU, ngày 03/4/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Thứ tư, tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn, nâng cao năng lực, kỹ năng giám sát, phản biện xã hội cho đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp; đồng thời tranh thủ phát huy vai trò, trách nhiệm của các Ủy viên UBMTTQ, những người làm công tác tư vấn, lực lượng cốt cán, người uy tín và sự ủng hộ của Nhân dân trong tham gia các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, nhất là giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên theo Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng nhằm góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!
KIM LOAN (thực hiện)
Vừa qua, tại hội nghị giao ban công tác Mặt trận quý III/2024, với chủ đề “Phát huy vai trò của Mặt trận trong tham gia XDNTM, nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu”, nhiều đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp hay nhằm nâng cao chất lượng các tiêu XDNTM, NTM nâng cao, NTM mới kiểu mẫu gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh. Phóng viên Báo Trà Vinh đã lược ghi những cách làm hiệu quả của Mặt trận các địa phương trong tham gia XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.