20/04/2023 08:05
UBMTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị PBXH đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định khu vực không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh thường xuyên quán triệt, triển khai, hướng dẫn cho MTTQ các cấp về chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là đi sâu nghiên cứu về tính chất, mục đích, nguyên tắc, đối tượng, nội dung, phạm vi, hình thức PBXH; quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam trong hoạt động PBXH; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản được phản biện để vừa vận dụng một cách có hiệu quả, vừa đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, sự tham gia của thành viên, hội viên, đoàn viên và Nhân dân; tôn trọng các ý kiến khác nhau nhưng không trái với quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc.
Đồng chí Nguyễn Văn Triết, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh cho biết: giai đoạn 2017 - 2022, UBMTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã tổ chức trên 150 cuộc hội nghị PBXH, riêng Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức 14 cuộc phản biện đối với dự thảo văn bản của cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của MTTQ, trong đó có một số dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh như: Nghị quyết quy định về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, lao động theo hợp đồng 68; quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025; quy định khu vực không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh; quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050...
Bên cạnh việc tổ chức các cuộc hội nghị phản biện, UBMTTQ Việt Nam các cấp còn gửi hơn 1.400 dự thảo văn bản được phản biện đến các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, các vị chức sắc tôn giáo, cá nhân tiêu biểu trong hệ thống Mặt trận và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản được phản biện để lấy ý kiến, qua đó đã huy động được sự tham gia đông đảo, tích cực của các thành phần có liên quan, phát huy vai trò của các thành viên Mặt trận trong tham gia hoạch định, xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả của văn bản; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo đồng chí Nguyễn Văn Triết, hoạt động PBXH của MTTQ các cấp trong tỉnh nói chung, của Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh nói riêng thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập: Việc nghiên cứu và lựa chọn nội dung để phản biện từng thời điểm còn lúng túng; Công tác chuẩn bị và việc tổ chức một số cuộc hội nghị PBXH từng lúc chưa bài bản; Ý kiến phản biện và chất lượng phản biện đối với một số dự thảo văn bản chưa cao; Số lượng tổ chức các cuộc hội nghị PBXH còn ít, chủ yếu mang tính chất góp ý văn bản; Một số cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản yêu cầu Mặt trận phản biện thời gian quá gấp rút, chưa đảm bảo cho việc nghiên cứu và thực hiện quy trình PBXH theo quy định; Một số đề xuất, kiến nghị của Mặt trận sau PBXH có nơi, có lúc chưa được cơ quan chức năng xem xét giải quyết và phản hồi thỏa đáng… |
Để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động PBXH của MTTQ đối với những dự thảo văn bản của cơ quan nhà nước trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Văn Triết cho biết: về phía trách nhiệm của mình, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh sẽ chủ động đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế thời gian qua, nhất là lựa chọn nội dung để xây dựng kế hoạch PBXH hàng năm; nghiên cứu có hình thức phản biện phù hợp đối với các dự thảo văn bản nhằm thu hút và huy động sự tham gia đông đảo của các thành phần trong xã hội, sự vào cuộc của báo chí trên cơ sở tính chất, mục đích và nguyên tắc PBXH được quy định.
Bên cạnh đó, tiếp tục quán triệt và thường xuyên hướng dẫn, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức PBXH cho độ ngũ làm công tác Mặt trận các cấp; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá chất lượng hoạt động để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho cơ sở.
Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh cũng kiến nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục chỉ đạo, quán triệt sâu rộng trong cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân về Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, PBXH của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Kế hoạch số 105-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư; Quyết định số 5628-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong việc tiếp thu, giải quyết kiến nghị của MTTQ và các tổ chức thành viên của Mặt trận sau giám sát, PBXH và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền… để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với chức năng, nhiệm vụ và hoạt động PBXH của MTTQ; xem đây là một trong những giải pháp quan trọng để đổi mới và nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động của MTTQ các cấp trong thời gian tới theo Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Bài, ảnh: LINH PHƯƠNG
Vừa qua, tại hội nghị giao ban công tác Mặt trận quý III/2024, với chủ đề “Phát huy vai trò của Mặt trận trong tham gia XDNTM, nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu”, nhiều đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp hay nhằm nâng cao chất lượng các tiêu XDNTM, NTM nâng cao, NTM mới kiểu mẫu gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh. Phóng viên Báo Trà Vinh đã lược ghi những cách làm hiệu quả của Mặt trận các địa phương trong tham gia XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.