23/06/2022 08:52
Ông Lê Văn Ngoan, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Càng Long cho biết: thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”, những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện Càng Long chỉ đạo các ngành, xã, thị trấn nghiêm túc triển khai, quán triệt trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Bà Đặng Thị Diễu, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Càng Long tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi trên địa bàn huyện năm 2022.
Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy tuyên truyền đến tất cả cán bộ, đảng viên, đoàn viên và sâu rộng trong quần chúng nhân dân; chỉ đạo các phòng, ban ngành huyện đến cơ sở, đặc biệt là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong ngành đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Huyện Đoàn phối hợp với các ngành có liên quan thành lập Câu lạc bộ thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam, tham mưu tổ chức các hoạt động ngày 01/6, vui tết Trung thu, tổ chức các trò chơi dân gian cho thiếu nhi. Liên đội các trường tiểu học, THCS thực hiện chương trình phát thanh măng non, Đài Truyền thanh huyện, Đài Truyền thanh các xã, thị trấn xây dựng các chuyên mục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; phát hiện, phản ánh và phê phán kịp thời những hành vi gây bất lợi, tổn hại đối với trẻ em; tổ chức tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác này nhằm góp phần động viên, khuyến khích toàn xã hội đồng lòng, chung tay góp sức đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Cùng với đó, huyện đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị - xã hội. Khuyến khích sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân cho các hoạt động và công trình dành cho trẻ em, hàng năm, tổ chức các hoạt động có hiệu quả thiết thực như Tháng hành động vì trẻ em từ ngày 01 - 30/6, ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/6, Tết Trung thu, ngày Gia đình Việt Nam…
Huyện Đoàn thông qua các hoạt động “vì đàn em thân yêu”, duy trì và tổ chức các sân chơi, vận động hỗ trợ tặng quà, học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu nhi, cất nhà tình thương, nhà khăn quàng đỏ, tặng góc học tập vì bạn nghèo, tiếp sức đến trường… từ năm 2012 đến nay tặng 355 xe đạp, 5.460 suất học bổng, 5.091 bộ quần áo, 20.000 quyển tập, 10.000 cây viết cho hơn 3.690 học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện triển khai các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ khuyết tật, trẻ bị bệnh nặng… với tổng số tiền gần 100 triệu đồng; tặng 40 suất học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó học giỏi, hỗ trợ 01 lần cho 10 trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ bị bạo lực, trẻ bị đuối nước, gia đình trẻ bị cháy nhà… với tổng số tiền trên 100 triệu đồng. Các trường học trên địa bàn huyện tổ chức đưa các em tham gia hoạt động trại hè, cắm trại, dã ngoại nhằm giúp cho các em phấn khởi hơn trong học tập; 100% trẻ trong diện chính sách được hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ bữa ăn trưa; 100% các trường có phân công cán bộ y tế học đường để chăm sóc học sinh, đảm bảo tốt việc sơ, cấp cứu ban đầu khi có tai nạn xảy ra.
Năm 2022, huyện Càng Long phấn đấu huy động trẻ 05 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%, trẻ từ 03 đến 05 tuổi đi nhà trẻ đạt 88,5%; đến năm 2025 huy động trẻ 05 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%; trẻ từ 03 đến 05 tuổi đi nhà trẻ đạt 90%. Quy hoạch xây dựng các điểm vui chơi, giải trí phù hợp cho trẻ từ huyện đến cơ sở, chú trọng vùng nông thôn, vùng có đông đồng bào Khmer; mở rộng mạng lưới thư viện các xã, thị trấn nhằm khuyến khích việc đọc sách, phát triển tư duy của trẻ, nhất là trẻ em nghèo vùng sâu, vùng có đông đồng bào Khmer. Giảm tỷ lệ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt xuống còn 17,86% so với tổng số trẻ em; có trên 70% trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển; 80% trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được phát hiện và can thiệp.
Các mục tiêu đạt được về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi còn 0,21%, tỷ lệ trẻ em dưới 06 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế đạt trên 99% và được khám bệnh, chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập. Huy động trẻ trong độ tuổi đến trường hàng năm đều tăng, trong đó trẻ từ 03 đến 05 tuổi đến trường đạt 88% (trẻ mẫu giáo 05 tuổi đạt 100%), tiểu học đạt 100%, THCS đạt 99,6%. Toàn huyện duy trì bền vững phổ cập giáo dục mầm non trẻ 05 tuổi, phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập THCS mức độ 3. Huyện quy hoạch xây dựng các điểm vui chơi, giải trí phù hợp cho trẻ em từ huyện đến cơ sở, đặc biệt vùng nông thôn, vùng có đông đồng bào Khmer; có trên 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển.
|
Bài, ảnh: KIM LOAN
Vừa qua, tại hội nghị giao ban công tác Mặt trận quý III/2024, với chủ đề “Phát huy vai trò của Mặt trận trong tham gia XDNTM, nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu”, nhiều đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp hay nhằm nâng cao chất lượng các tiêu XDNTM, NTM nâng cao, NTM mới kiểu mẫu gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh. Phóng viên Báo Trà Vinh đã lược ghi những cách làm hiệu quả của Mặt trận các địa phương trong tham gia XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.