17/09/2022 08:26
Đại biểu khối lực lượng vũ trang tham gia học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh. Ảnh: KL
Từ năm 2011, triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị khóa XI “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành văn bản (Công văn số 231-CV/BTG, ngày 10/10/2021 “hướng dẫn về chuẩn mực đạo đức”) hướng dẫn các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nội dung xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động (CCVCNLĐ) trong tỉnh.
Chuẩn mực đạo đức “5 xây, 5 chống” (theo Công văn số 231, gồm: (1) xây dựng bản lĩnh chính trị, chống suy thoái đạo đức, lối sống; (2) xây dựng tác phong quần chúng, chống quan liêu, cửa quyền; (3) xây dựng tinh thần trách nhiệm, chống tham ô, nhũng nhiễu; (4) xây dựng ý thức cần, kiệm, chống lãng phí, xa hoa; (5) xây dựng đoàn kết nội bộ, chống bè phái, cục bộ) được triển khai thực hiện trong toàn Đảng bộ tỉnh, toàn thể CBĐV, CCVCNLĐ theo đó, đã phấn đấu, rèn luyện.
Quá trình thực hiện, có sự rà soát, bổ sung chuẩn mực đạo dức, quy tắc ứng xử của CBĐV, CCVCNLĐ phù hợp với nội dung các chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, sát hợp với tình hình thực tế, đặc thù của địa phương, cơ quan, đơn vị. Các cấp ủy, chính quyền, địa phương, cơ quan, đơn vị ngày càng chú trọng tính khả thi, hiệu quả, nên việc rà soát, bổ sung, chỉnh sửa theo hướng ngày càng cô đọng, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Từ năm 2016, triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, việc xây dựng chuẩn mực đạo đức cho CBĐV, CCVCNLĐ ở các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh tập trung vào một số nội dung chủ yếu, như: yêu nước, trung thành với Đảng, gắn bó với Nhân dân; đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, kỷ luật nghiêm minh; đoàn kết, trung thực, tiết kiệm, không tham ô, lãng phí; dân chủ, nêu gương, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nói đi đôi với làm; nêu cao ý chí khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, chuẩn mực đạo đức tập trung vào nội dung: nêu cao tinh thần dân tộc, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Viết, nói và làm đúng chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn, quy định những điều đảng viên không được làm, nội quy, quy chế của cơ quan, chi bộ. Tích cực học tập, nghiên cứu, nâng cao năng lực công tác, tận tụy, trách nhiệm, sáng tạo, quyết liệt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; đoàn kết, trung thực, thẳng thắn, gương mẫu tự phê bình và phê bình. Chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Trong hệ thống giáo dục, y tế, quân sự, công an... nội dung chuẩn mực đạo đức tập trung thể hiện rõ trách nhiệm, giải quyết các mối quan hệ với Đảng, Nhà nước, với bản thân, với đồng nghiệp, với Nhân dân, như: rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động trong công tác; gương mẫu thực hành tiết kiệm, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí; cương quyết, khôn khéo đấu tranh phòng, chống tội phạm; xây dựng đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công sở, đoàn kết nội bộ, thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, công tác tiếp dân...
Việc đánh giá kết quả tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện chuẩn mực đạo dức đối với CBĐV, CCVCNLĐ cũng được thực hiện trên cơ sở chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật liên quan đến việc tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, các chuẩn mực theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Cụ thể, các nội dung làm gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu gồm: tư tưởng chính trị; đạo đức lối sống; tự phê bình và phê bình; quan hệ với dân; thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; tổ chức kỷ luật; đoàn kết nội bộ, đoàn kết với Nhân dân... đã được thực hiện từ năm 2012 đến nay.
Việc thực hiện cam kết giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không có biểu hiện suy thoái theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của CBĐV về khắc phục những biểu hiện suy thoái đã được chỉ ra qua kiểm điểm cuối năm; gương mẫu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng gia đình gương mẫu, không lợi dụng vị trí công tác của bản thân để làm những việc sai phạm... được thực hiện trong năm 2017.
Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của CBĐV, đoàn viên, hội viên về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; tổ chức kỷ luật; khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm thời gian qua và qua kiểm điểm, đánh giá chất lượng CBĐV cuối năm trước, thực hiện từ năm 2018 đến năm 2021.
Thực hiện Kế hoạch hành động cá nhân để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết đại hội Đảng các cấp gắn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 của đảng viên là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị... thực hiện từ năm 2022.
Đến nay, qua triển khai xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức cho CBĐV, CCVCNLĐ, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tiếp tục chỉ đạo cụ thể hóa, tổ chức xây dựng, rà soát, bổ sung chuẩn mực đạo đức cho CBĐV, CCVCNLĐ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc các loại hình (cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; phòng, ngành huyện và tương đương; xã, phường, thị trấn; các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học; bệnh viện, trạm y tế; doanh nghiệp...) xây dựng chuẩn mực đạo đức, tùy điều kiện từng nơi, thể hiện trên khung bảng treo trước cơ quan, đơn vị hoặc văn bản giấy treo tại các phòng, ban trong cơ quan, đơn vị. Đến nay, đã có 511/515 địa phương, cơ quan, đơn vị (tính theo cấp chi bộ, đảng bộ cơ sở) trong tỉnh đã xây dựng và rà soát, bổ sung chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử cho CBĐV, CCVCNLĐ, đạt tỷ lệ 99,22%.
Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, việc xây dựng chuẩn mực đạo đức được các cấp ủy chỉ đạo thực hiện thường xuyên. Trước khi triển khai thực hiện, cấp ủy, thủ trưởng các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt ý nghĩa, nội dung, tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất hành động thực hiện. Quá trình thực hiện, có theo dõi, giám sát, đánh giá, nhận xét về tinh thần, thái độ, trách nhiệm, hiệu quả việc cụ thể hóa thực hiện chuẩn mực đạo đức đối với CBĐV, CCVCNLĐ, tạo điều kiện cho CBĐV, CCVCNLĐ phấn đấu rèn luyện tốt.
HÀ THANH
“Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần phải nhận thức sâu sắc rằng: nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy là cuộc cách mạng trong giai đoạn hiện hay; là công việc rất khó khăn, nhạy cảm, phức tạp, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của một số cán bộ, công chức, viên chức, do đó, đòi hỏi sự đoàn kết, quyết tâm cao, dũng cảm và cả sự hy sinh lợi ích cá nhân, vì lợi ích chung của đất nước, dân tộc” - Đồng chí Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.