15/08/2022 10:48
Hội viên, phụ nữ xã Nhị Long, huyện Càng Long học nghề đan sọt bằng lục bình trong thời gian nhàn rỗi, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.
Thực hiện Chỉ thị số 19 của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Huyện ủy Càng Long chỉ đạo triển khai sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xem đây là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, của các cấp, các ngành nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là đối với lao động nông thôn trong giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, XDNTM trên địa bàn huyện.
Công tác tuyên truyền về dạy nghề cho lao động nông thôn được các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở coi trọng và tăng cường chỉ đạo thông qua nhiều hình thức và nội dung sát thực, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân về vai trò của công tác dạy nghề trong việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm, từ đó thu hút được số đông lao động nông thôn tham gia các lớp dạy nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực lao động.
Bên cạnh đó, chỉ đạo tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn với các xã, thị trấn, dân vận, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động và tham gia tư vấn học nghề, tạo việc làm cho đoàn viên, hội viên. Hàng năm, chỉ đạo xây dựng kế hoạch mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu của từng đối tượng học nghề và theo nhu cầu của từng địa phương.
Huyện Càng Long có 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên với 39 cán bộ, viên chức, trong đó có 05 viên chức công tác lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện việc đổi mới dạy nghề cho lao động nông thôn, huyện chú trọng đến chất lượng đào tạo, chương trình dạy, giáo trình dạy theo khung chương trình của giáo dục nghề nghiệp, giáo trình chung và chương trình chuyên ngành đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Để chủ động trong công tác lập nội dung chương trình dạy nghề, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên chủ động liên hệ với các cơ sở dạy nghề trong tỉnh tham khảo các tài liệu, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn để nghiên cứu, học hỏi; đồng thời khai thác thêm các kiến thức thiết thực trên các nguồn tài liệu khác. Việc xây dựng, phê duyệt danh mục nghề đào tạo và chất lượng chương trình, giáo trình dạy nghề có sự phù hợp về nội dung và thời gian đào tạo, thường xuyên cập nhật những nội dung, chương trình mới đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu của người học.
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần cải thiện đời sống khu vực nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, trong đó giải pháp chủ yếu là giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. 10 năm qua, huyện Càng Long đào tạo 151 lớp cho 3.337 học viên là lao động nông thôn, đạt 125% chỉ tiêu giao (151/120 lớp), trong đó, có 39 lớp sơ cấp với 834 học viên, 111 lớp thường xuyên có 2.503 học viên.
Cùng với sự phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế, trong những năm gần đây, nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, tay nghề cao ngày càng tăng, do vậy, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động rất cần thiết, trong đó, tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn đủ trình độ, năng lực vào làm việc tại các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, dự án đầu tư lớn và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động để chuyển đổi nghề; đào tạo nghề nông nghiệp cho một bộ phận lao động nông thôn để thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại; góp phần nâng cao chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, XDNTM mới và giảm nghèo bền vững.
Thời gian tới, Càng Long tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt thực hiện tốt Chỉ thị số 19 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể và Nhân dân trong việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn.
Tăng cường cung cấp thông tin cho người lao động để có sự lựa chọn chính xác trong việc học nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp với tình hình thực tế thị trường lao động của huyện; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, có tính lâu dài trong việc phát triển kinh tế - xã hội, XDNTM ở từng địa phương.
Quan tâm đến việc đào tạo nghề cho những đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách. Xây dựng và nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả, đẩy mạnh công tác xã hội hóa dạy nghề, giải quyết việc làm. Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và Nhân dân tích cực tham gia công tác dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn sau khi học nghề.
Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động. Trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy nghề, dạy nghề gắn với việc làm, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, phục vụ tốt yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong công tác dạy nghề để có biện pháp khắc phục có hiệu quả; thường xuyên sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, đồng thời biểu dương khen thưởng và nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong công tác dạy nghề cho lao động ở nông thôn.
Bài, ảnh: KIM LOAN
Tháng 7: * Phát triển kinh tế: Vụ lúa hè - thu năm 2022 xuống giống 9.861,79ha, đạt 90% so kế hoạch, lúa đang ở giai đoạn đòng 239,56ha, trổ 4.366,84ha, chín 5.219,39ha, đã thu hoạch 36ha, năng suất bình quân ước đạt 5,12 tấn/ha. Diện tích gieo trồng cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây khác 645,68ha, nâng đến nay 5.183,452ha, đạt 65,4% kế hoạch. Tình hình sâu đầu đen gây hại trên cây dừa được kiểm soát; thu hoạch thủy sản 7.269 tấn, đạt 55,23% kế hoạch. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 115,5 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ, nâng đến nay 786 tỷ đồng, đạt 56,95%; phát triển mới 02 doanh nghiệp, nâng đến nay 19/50 doanh nghiệp, đạt 38% kế hoạch, đến nay toàn huyện có 266 doanh nghiệp. Công tác thu, chi ngân sách Nhà nước được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt, tháng 7 thu 59,038 tỷ đồng, nâng đến nay 405,408 tỷ đồng, đạt 68,5% so dự toán; chi ngân sách 52,543 tỷ đồng, nâng đến nay chi 316,569 tỷ đồng, đạt 53,49 % so dự toán. * Văn hóa - xã hội: Thực hiện tốt các chính sách đền ơn, đáp nghĩa cho đối tượng người có công với cách mạng, chi trả trên 5,4 tỷ đồng; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã triển khai thực hiện hoàn thành 725/770 căn, đạt 94,16%. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động được tập trung thực hiện tốt, đến nay tạo việc làm mới cho 1.981 lao động, đạt 63,6% kế hoạch; xuất khẩu 86 lao động, đạt 56,57% kế hoạch; tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động chiếm 67%, đạt 99,64% kế hoạch. * Xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục tập trung thực hiện kế hoạch XDNTM năm 2022; tổng hợp báo cáo rà soát đánh giá tiêu chí NTM cấp xã, huyện theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025; tăng cường tuyên truyền vận động người dân tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí hộ gia đình văn hóa NTM, ấp NTM kiểu mẫu, xã NTM nâng cao, tháng 7/2022, toàn huyện công nhận 215 hộ gia đình văn hóa, NTM, nâng tổng số đến nay toàn huyện có 27.989 hộ gia đình văn hóa, NTM, chiếm tỷ lệ 86,43%. Đến nay, huyện Càng Long có 09/111 ấp đạt chuẩn ấp NTM kiểu mẫu, 05/13 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao. KIM LOAN |
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.