17/10/2022 14:11
Sản phẩm nước mắm cá cơm của Công ty TNHH một thành viên An Tâm food, Ấp 3, xã An Trường, huyện Càng Long được công nhận sản phẩm đạt OCOP 3 sao theo Quyết định số 1693/QĐ-UBND, ngày 22/8/2022 của UBND tỉnh.
09 tháng năm 2022, tổng giá trị sản xuất các ngành ước 8.289 tỷ đồng, đạt 73,07% so nghị quyết (tăng 9,66% so cùng kỳ), diện tích gieo trồng 45.686,01ha, đạt 83,27% so kế hoạch.
Thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích gắn với quy hoạch vùng sản xuất, đến nay chuyển đổi 954,73ha từ đất lúa năng suất thấp sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Thực hiện hoàn thành đưa vào sử dụng 48/48 kênh thủy lợi nội đồng với chiều dài hơn 48,5km. Đăng ký xây dựng sản phẩm OCOP năm 2022 với 22 sản phẩm, được tỉnh công nhận 04 sản phẩm đạt 3 sao, nâng tổng số đến nay toàn huyện có 15 sản phẩm OCOP.
03 tháng cuối năm, Ban Thường vụ Huyện ủy Càng Long chỉ đạo các ngành, các cấp, địa phương chăm sóc tốt vụ lúa thu - đông năm 2022, vụ đông - xuân năm 2022 - 2023; thực hiện tốt công tác phòng, chống các loại dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch “Mỗi xã, thị trấn một sản phẩm OCOP”, nhất là các xã chưa có sản phẩm OCOP; quan tâm xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tiếp tục vận động phát triển DN; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các tổ hợp tác, hợp tác xã; quan tâm hỗ trợ Hợp tác xã Thuận Phú, xã Bình Phú được huyện chọn làm điểm hoạt động hiệu quả, tạo mô hình thật sự nổi bật để nhân rộng, đồng thời hoàn thành việc xây dựng gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP để giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm OCOP của huyện.
Có 05/13 xã NTM nâng cao
Từ đầu năm đến nay, huyện Càng Long có 04 ấp được công nhận ấp NTM, nâng đến nay toàn huyện có 104/111 ấp NTM (đạt 93,69%), công nhận 06 ấp NTM kiểu mẫu, nâng đến nay toàn huyện có 10 ấp NTM kiểu mẫu; 13/13 xã NTM; 05/13 xã NTM nâng cao.
Ban Thường vụ Huyện ủy Càng Long chỉ đạo, từ nay đến cuối năm, tập trung dồn sức thực hiện các tiêu chí ấp NTM, ấp NTM kiểu mẫu, xã NTM nâng cao đối với 02 xã Mỹ Cẩm, Phương Thạnh, xã NTM kiểu mẫu An Trường; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, giảm nghèo bền vững và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc phải có giải pháp hiệu quả để thực hiện các chỉ tiêu chưa đạt, chỉ tiêu đạt thấp.
Ban Chỉ đạo huyện, Ban Vận động huyện, các phòng, ban ngành phụ trách tiêu chí có kế hoạch hàng tuần đến hỗ trợ xã thực hiện các tiêu chí, nhất là các tiêu chí về tổ chức sản xuất, về y tế (vận động tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội), về tiếp cận pháp luật, hành chính công, tiêu chí về cảnh quan môi trường. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, trưởng, phó các phòng ban, ngành huyện được phân công phụ trách địa bàn, vai trò các ngành đoàn thể và Nhân dân trong XDNTM tập trung dồn sức của cả hệ thống chính trị cho công tác XDNTM từ nay đến cuối năm.
Phát triển 34/50 doanh nghiệp
Từ đầu năm đến nay huyện Càng Long quan tâm tạo điều kiện cho thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể phát triển và hoạt động có hiệu quả, các ngành, địa phương tập trung vận động phát triển doanh nghiệp (DN), phát triển 34/50 DN (đạt 68% nghị quyết), nâng đến nay toàn huyện có 270 DN; thành lập mới 03 hợp tác xã (HTX) (đạt 300% kế hoạch), nâng đến nay toàn huyện có 23 HTX; phát triển 23/30 tổ hợp tác (đạt 76,67% so kế hoạch), nâng đến nay toàn huyện có 211 tổ hợp tác.
Từ nay đến cuối năm, Ban Thường vụ Huyện ủy Càng Long chỉ đạo, đối với chỉ tiêu phát triển DN, các ngành có liên quan, các xã, thị trấn rà soát, nắm chặt nguồn có khả năng thành lập DN để tập trung vận động, hỗ trợ về hồ sơ thủ tục khuyến khích người dân thành lập DN; hướng dẫn, giải thích để người dân hiểu được lợi ích, lâu dài và tầm nhìn tương lai khi thành lập DN, có như thế mới nâng cao tỷ lệ phát triển DN.
Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể huyện tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động các HTX trên địa bàn huyện, để có kế hoạch hỗ trợ phù hợp nhằm giúp HTX hoạt động đúng luật định, hiệu quả, mở rộng vi mô sản xuất, tăng vốn điều lệ, tăng thành viên... từ đó phát huy vai trò đóng góp của kinh tế tập thể vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện; giải thể các HTX yếu kém; các địa phương có HTX yếu kém phải giải thể chịu trách nhiệm đôn đốc HTX hoàn thành thủ tục giải thể cho dứt điểm để tập trung hỗ trợ các HTX còn lại.
Tin, ảnh: KIM LOAN
Tỉnh Trà Vinh được tái lập vào tháng 5/1992, với xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng từ thành thị đến nông thôn đều yếu kém và được xem là tỉnh nghèo, có đông đồng bào Khmer, đời sống khó khăn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long lúc bấy giờ. Thế nhưng, bằng quyết tâm chính trị cao, sự nỗ lực của toàn Đảng bộ và quân dân, tỉnh Trà Vinh không chỉ có sự phát triển vượt bậc mà còn là tỉnh đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long hoàn thành nhiệm vụ XDNTM.