23/03/2021 07:07
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ. (Trong ảnh: Phụ nữ xã Nhị Long, huyện Càng Long nhận gia công đan đát trong thời gian nhàn rỗi, tăng thu nhập).
Hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập 460 hộ, chiếm 100% so tổng số hộ nghèo. Hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, cụ thể: thiếu hụt tiếp cận dịch vụ y tế 31 hộ (chiếm 6,74%), bảo hiểm y tế 448 hộ (chiếm 97,39%), trình độ giáo dục người lớn 52 hộ (chiếm 11,3%), tình trạng đi học của trẻ em 23 hộ (chiếm 05%), chất lượng nhà ở 93 hộ (chiếm 20,22%), diện tích nhà ở 77 hộ (chiếm 16,74%), nguồn nước sinh hoạt 92 hộ (chiếm 20%), hố xí hợp vệ sinh 217 hộ (chiếm 47,17%), sử dụng dịch vụ viễn thông 54 hộ (chiếm 11,74%), tài sản phục vụ tiếp cận thông tin 42 hộ (chiếm 9,13%).
Qua rà soát, nguyên nhân dẫn đến nghèo là do thiếu vốn sản xuất, kinh doanh 118 hộ (chiếm 25,65%), thiếu đất canh tác 62 hộ (chiếm 13,48%), thiếu phương tiện sản xuất 21 hộ (chiếm 4,57%), ốm đau, bệnh tật, thiếu lao động 181 hộ (chiếm 39,35%), có đông người ăn theo 69 hộ (chiếm 15%), có lao động nhưng không có hoặc thiếu việc làm 20 hộ (chiếm 4,35%), không có tay nghề, không biết cách làm ăn 23 hộ (chiếm 05%), tham gia vào tệ nạn xã hội 02 hộ (chiếm 0,43%), chây lười lao động 04 hộ (chiếm 0,87%). Toàn huyện có 02 ấp đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 582/QĐ-TTg, ngày 28/4/2017, gồm: ấp Nguyệt Lãng C (xã Bình Phú) và ấp Sóc (xã Huyền Hội).
Năm 2021, với mục tiêu tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; triển khai kịp thời, đầy đủ các chính sách an sinh xã hội, chính sách giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhất là xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân, huyện Càng Long đề ra chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 0,8% so với tổng số hộ dân cư (tương đương 327 hộ), trong đó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm 2,02% (tương đương 53 hộ) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020.
Ông Huỳnh Công Tín, Phó Chủ tịch UBND huyện Càng Long cho biết, để thực hiện đạt mục tiêu này, trước hết, UBND huyện Càng Long chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo để Nhân dân nắm và thực hiện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người nghèo, làm chuyển biến nhận thức của người dân, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách của Nhà nước, phát huy nội lực và ý chí phấn đấu của người nghèo để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Cùng với đó, phối hợp triển khai thực hiện tốt các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại 02 xã có ấp đặc biệt khó khăn thuộc diện Chương trình 135. Trong năm 2021, đầu tư 02 công trình phục vụ dân sinh, tổng kinh phí thực hiện 400 triệu đồng từ nguồn vốn Trung ương phân bổ cho 02 ấp đặc biệt khó khăn, đó là công trình đường nhựa ấp Nguyệt Lãng C (xã Bình Phú) dài 200m, kinh phí 200 triệu đồng, công trình đường đal ấp Sóc (xã Huyền Hội) dài 300m, kinh phí 200 triệu đồng. Đầu tư 02 dự án chăn nuôi bò (vỗ béo, sinh sản) cho 10 hộ nghèo, hộ cận nghèo, kinh phí 150 triệu đồng tại ấp Nguyệt Lãng C và ấp Sóc. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vay vốn ưu đãi và hướng dẫn đối tượng thuộc diện vay vốn xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Dự kiến trong năm 2021, dư nợ bình quân tăng trưởng 08% so với năm 2020 (tăng 26,313 tỷ đồng so với năm 2020), dự kiến giải ngân cho vay các chương trình năm 2021 là 26,313 tỷ đồng, giải quyết cho trên 3.000 hộ vay.
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021. Theo đó, năm học 2020 - 2021, huyện Càng Long thực hiện chính sách giáo dục 2,124 tỷ đồng, trong đó, miễn giảm học phí cho khoảng 1.427 lượt học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số; hỗ trợ chi phí học tập cho 510 học sinh; hỗ trợ gạo và tiền ăn cho 62 học sinh thuộc 03 trường tiểu học; hỗ trợ tiền ăn trưa cho 747 trẻ mẫu giáo bán trú.
Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, đảm bảo 100% người thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Năm 2021, huyện Càng Long cấp 22.999 thẻ bảo hiểm y tế, kinh phí 18,504 tỷ đồng; tiếp tục hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo, trợ giúp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội, hỗ trợ, chuyển giao khoa học - kỹ thuật sản xuất, kinh doanh cho người nghèo, cận nghèo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa, xây dựng nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả trong chăn nuôi, trồng trọt, chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với truyền nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Bài, ảnh: KIM LOAN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.