28/08/2021 06:49
Đường về xã Nhị Long Phú, huyện Càng Long.
Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU, ngày 28/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh “về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và vệ sinh môi trường tại các đô thị, khu dân cư trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”, 07 tháng đầu năm 2021, huyện Càng Long tổ chức thu gom, xử lý 107,29 tấn rác; phát quang bụi rậm đường nông thôn, khơi thông dòng chảy 320,84km; trồng, chăm sóc 10.270 cây xanh…
Thông qua các phong trào “Thứ Bảy tình nguyện”, “Chủ nhật xanh” của Đoàn Thanh niên, phong trào “5 không, 3 sạch” của Hội Liên hiệp phụ nữ các xã, thị trấn xây dựng tuyến đường hoa, các tuyến đường nông thôn, ngõ xóm, kênh mương, ao hồ và các khu vực công cộng trên địa bàn huyện thường xuyên được vệ sinh sạch, đẹp, thông thoáng. Thực hiện Chương trình “Thắp sáng đường quê”, đến nay, 100% tỉnh lộ, hương lộ, đường liên ấp trên địa bàn huyện đều xây dựng đèn đường chiếu sáng tích hợp treo cờ Tổ quốc, thực hiện phương châm xã hội hóa với khẩu hiệu “Hoa nở về ngày, đường sáng về đêm”, xây dựng hơn 180km, với 5.490 trụ đèn.
Toàn huyện có 16 trạm cấp nước tập trung, công suất nhà máy nước đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện, có 40.061/40.971 hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt 97,8%, trong đó, hộ sử dụng nước sạch có 38.161/40.971, đạt 93,14%. Tỷ lệ hộ có hồ xí, nhà tắm hợp vệ sinh và đảm bảo “3 sạch” chiếm 82%. Có 03 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, qua đánh giá của cơ quan chức năng, các cơ sở đều thực hiện tốt cam kết bảo vệ môi trường.
Được biết, đánh giá theo tiêu chí xã nông thôn mới, huyện Càng Long có 13/13 xã đạt tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm, so với Bộ tiêu chí quốc gia về XDNTM; đánh giá theo tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, có 05/13 xã đạt, gồm: An Trường, Nhị Long Phú, Tân Bình, Đức Mỹ và Đại Phước.
Tin, ảnh: KIM LOAN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.