11/08/2021 08:09
Lãnh đạo huyện khảo sát mô hình chuyển đổi kinh tế vườn và tiêu thụ trái cây tại hộ Trần Văn Dện, ấp An Bình, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè.
Hiện huyện Cầu Kè tập trung thực hiện có hiệu quả kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng sản phẩm phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) ở từng tiểu vùng. Trong này, hướng đến phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, đồng thời tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực của huyện, gắn với mô hình phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.
Bên cạnh thực hiện hiệu quả việc duy trì diện tích lúa được quy hoạch đến năm 2025 trên địa bàn huyện là 7.038ha; trong đó có 100ha lúa sạch sản xuất theo hướng hữu cơ, tập trung ở 06 xã phía Đông Quốc lộ 54: Thạnh Phú, Thông Hòa, Hòa Ân, Châu Điền, Phong Phú và Phong Thạnh. Đối với diện tích lúa còn lại kém hiệu quả, thời gian tới, huyện tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và luân canh cây trồng trên đất lúa để nâng cao hiệu quả và thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Trong đó, quan tâm phát triển các loại cây trồng chủ lực, gắn với thực hành sản xuất theo quy trình VietGAP, tạo sản phẩm an toàn, giá trị cao.
Dự kiến, đến năm 2025, huyện mở rộng và duy trì diện tích các loại cây chủ lực như bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích 100ha; tập trung ở 04 xã: Tam Ngãi, Ninh Thới, Phong Phú, Thạnh Phú; duy trì và phát triển 100ha cây chôm chôm ở vùng cù lao Tân Qui, xã An Phú Tân; xoài Cát Chu với diện tích 700ha tập trung ở xã Hòa Tân; 2.000ha cam sành tập trung các xã Tam Ngãi, An Phú Tân, Hòa Tân, Ninh Thới, Thông Hòa, Thạnh Phú, Hòa Ân và Châu Điền; 300ha nhãn, tập trung ở 07 xã: Tam Ngãi, Phong Phú, Phong Thạnh, Hòa Ân, Hòa Tân, Ninh Thới, An Phú Tân; vùng chuyên canh 500ha chuối trồng xen trong vườn, tập trung ở 04 xã: Tam Ngãi, An Phú Tân, Hòa Tân và Ninh Thới. Riêng diện tích trồng dừa tiếp tục duy trì và phát triển ổn định diện tích 5.000ha; trong đó, có 100ha dừa trồng theo hướng hữu cơ trên địa bàn các xã, thị trấn.
Nhà vườn Nguyễn Lê Vinh, ấp An Lộc, xã Hòa Tân cho biết: đối với vùng đất cù lao An Lộc, trước đây thường bị triều cường và ngập úng nên sản xuất khó khăn. Từ năm 2017 đến nay, An Lộc được tỉnh, huyện quan tâm đầu tư xây dựng các đê bao cục bộ kết hợp giao thông (đường đal) từng bước được khép kín; qua đó, đã góp phần rất lớn và hiệu quả việc ngăn triều cường và giúp nhà vườn chủ động trong sản xuất. Hiện khu vực cù lao An Lộc có 100% diện tích là vườn cây ăn trái (khoảng 110ha) với các cây trồng chủ lực như nhãn, xoài, mít…; riêng gia đình có gần 03ha vườn chuyên canh cây nhãn, hàng năm cho sản lượng từ 50-60 tấn trái.
Nâng cao hiệu quả các diện tích chuyên canh vườn gắn với việc tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển giao và sử dụng các giống có năng suất và chất lượng cao, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện pháp thâm canh bền vững.
Cũng theo bà Ngô Thị Hồng Nghi, do ảnh hưởng của BĐKH nên một số diện tích vườn cây ăn trái nằm ngoài tuyến đê bao (Tỉnh lộ 915) ven Sông Hậu thường bị triều cường, mặn tập trung tại các ấp Xẻo Cạn - Vàm Đình - Rạch Đùi - Bà Bảy, xã Ninh Thới, với diện tích 1.360ha; khu vực ấp Hội An - An Bình - An Lộc, xã Hòa Tân, diện tích 680ha. Thực hiện giải pháp ứng phó với BĐKH, UBND tỉnh đã có chủ trương đầu tư xây dựng hệ thống đê bao ven Sông Hậu dài 21,8km trên địa bàn các xã Ninh Thới, Hòa Tân, An Phú Tân.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.