06/07/2021 07:24
Tuyến Đường huyện 33 (Tam Ngãi - An Phú Tân) đang được nâng cấp, mở rộng kết nối với Cụm Công nghiệp Vàm Bến Cát và khu du lịch cù lao Tân Qui.
Thông tin với chúng tôi, ông Trần Văn Út Em, Huyện ủy viên, Chánh Văn phòng Cấp ủy và HĐND-UBND huyện Cầu Kè cho biết: vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, một số mặt hàng trái cây như mít, ổi, xoài tiêu thụ chậm và giá bán rất thấp, đa số nhà vườn đều lỗ so với chi phí đầu tư… Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp có một số hàng nông sản được mùa và giá cao như lúa, dừa đã góp phần bù đắp lại tỷ trọng giá trị sụt giảm của các mặt hàng thấp. Qua đó, giá trị sản xuất trên địa bàn huyện ước 7.206 tỷ đồng, đạt 48,39% kế hoạch, tăng 11,37% so cùng kỳ; đối với 03 lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ đều tăng so với cùng kỳ từ 2,84-18,32% và huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.316 tỷ đồng, đạt 50,6% so kế hoạch, tăng 4,28% so cùng kỳ.
Trong thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết năm 2021 về sản xuất nông nghiệp có tỷ trọng lớn và đạt cao so với kế hoạch; nguyên nhân đạt được phải khẳng định là nhờ huyện thực hiện công tác phòng, chống hạn, mặn được chủ động và triển khai đồng bộ; hiệu quả góp phần giải quyết khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, đưa giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá so cùng kỳ nên tình hình sản xuất vụ lúa đông - xuân trúng mùa (sản lượng lúa hàng hóa tăng hơn 13.531 tấn so với cùng kỳ), được giá cùng với đó dịch bệnh trên gia cầm, gia súc được kiểm soát chặt và thị trường giá heo, giá gia cầm tăng… góp phần nâng giá trị sản xuất lĩnh vực nông - lâm - thủy sản ước đạt 2.976,2 tỷ đồng, đạt 53,29% kế hoạch và tăng 2,84% so cùng kỳ.
Có thể nói, nhờ đẩy nhanh tái đàn trong chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và quản lý tốt dịch bệnh đã góp phần gia tăng tỷ trọng giá trị trong chăn nuôi ở Cầu Kè. Đây là nguồn tiêu thụ, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ cho người dân trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 đang làm gián đoạn việc sản xuất, cung ứng hàng hóa nông sản tại một số vùng trong khu vực. Đến nay, nông dân huyện Cầu Kè đã từng bước ổn định việc tái đàn heo, theo đó, tổng đàn heo trên địa bàn huyện đạt 59.322 con (tăng 40.826 con so cùng kỳ), đàn bò 18.845 con (tăng 1.712 con so cùng kỳ), gia cầm 1.045.390 con (tăng 440.390 con).
Trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, một số địa phương đã khai thác tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng chuyên canh, tập trung... Điển hình như nông dân xã Thạnh Phú, là một trong những địa phương thực hiện đạt tỷ trọng giá trị sản xuất rất cao trong nông nghiệp.
Ông Ngô Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú chia sẻ: về kinh tế, có 04/06 chỉ tiêu đạt trên 50% (riêng chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập cuối năm mới đánh giá). Để đạt được kết quả trên, xã đã chuyển đổi kinh tế nông nghiệp từ lúa sang vườn (cam sành) được hơn 850ha, trong đó có gần 500ha đang cho trái. Với giá bán hiện dao động từ 10.000- 24.000 đồng/kg, nông dân lợi nhuận 350-500 triệu đồng/ha; qua đó góp phần gia tăng tỷ trọng sản xuất nông nghiệp gấp 04- 05 lần so với sản xuất lúa (hiện toàn xã còn khoảng 40ha lúa).
Cũng theo ông Trần Văn Út Em, để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, huyện Cầu Kè sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; đẩy mạnh cải cách hành chính. Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ sản xuất vụ lúa hè̀- thu và thu - đông, đảm bảo năng suất, sản lượng… bám sát các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh Covid-19 đến phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình xây dựng cơ bản năm 2021, đảm bảo tiến độ giải ngân đúng theo quy định... Tính đến ngày 09/6, giải ngân 48,703/135,055 tỷ đồng so kế hoạch vốn, với 76 công trình; phát triển mới doanh nghiệp được 19 doanh nghiệp, đạt 54,29% so kế hoạch, nâng tổng số toàn huyện hiện có 178 công ty, doanh nghiệp hoạt động, sản xuất trên địa bàn.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.