03/01/2023 09:07
Nông dân xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè thu hoạch cam sành.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của người dân, đến cuối năm 2022, Cầu Kè thực hiện đạt và vượt 23/23 chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Trong này, giá trị sản xuất năm 2022 ước đạt 17.494 tỷ đồng, đạt 103,33% so với nghị quyết, tăng 13,64% so cùng kỳ.
Trong đó, khu vực I đạt 6.478,7 tỷ đồng, đạt 100,78% so nghị quyết, tăng 6,45% so cùng kỳ; khu vực II đạt 5.312,3 tỷ đồng, đạt 104,44% so nghị quyết, tăng 17,65% so cùng kỳ; khu vực III đạt 5.703 tỷ đồng, đạt 103,26% so nghị quyết, tăng 19% so cùng kỳ. Trong năm 2022, xây dựng hoàn thành 02 xã NTM nâng cao, 01 xã NTM kiểu mẫu (đạt 100% so với nghị quyết), nâng tổng số toàn huyện có 08 xã NTM nâng cao, 01 xã NTM kiểu mẫu, 20/61 ấp NTM kiểu mẫu.
Đồng chí Trần Phong Ba, Chủ tịch UBND huyện Cầu Kè cho biết: toàn huyện tập trung huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư để tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, góp phần tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn và nâng cao đời sống Nhân dân trên địa bàn huyện.
Thông qua các chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và chuyển giao khoa học - kỹ thuật, áp dụng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, xây dựng mã vùng trồng được tăng cường... góp phần đưa tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 6.478,7 tỷ đồng, đạt 100,78% so Nghị quyết, tăng 6,45% so cùng kỳ. Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái (281,85ha); cải tạo vườn tạp sang trồng chuyên cây ăn trái (58,7ha), nâng tổng diện tích trồng cây ăn trái hiện có hơn 7.861ha; Trong sản xuất tập trung chuyển đổi theo hướng hữu cơ, sản xuất sạch trên một số cây trồng chủ lực của huyện như cam sành, bưởi da xanh, xoài, dừa sáp… tạo sản phẩm chất lượng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu. Tổng sản lượng cây ăn trái đạt hơn 192.409 tấn, đạt 116,6% so với nghị quyết (165.000 tấn), tăng 30.893 tấn so cùng kỳ.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, huyện Cầu Kè luôn ưu tiên các nguồn lực để thực hiện chương trình giảm nghèo kết hợp XDNTM. Đến nay, diện mạo nông thôn huyện ngày càng thay da, đổi thịt, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, góp phần giảm nghèo bền vững.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 2.968 tỷ đồng, đạt 106% nghị quyết, tăng 12% so với cùng kỳ (tăng 325 tỷ đồng), trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên 10%; còn lại là vốn đầu tư của doanh nghiệp và trong dân cư. Thu nhập bình quân đạt 65,68 triệu đồng/người/năm, đạt 101,05% so với nghị quyết, tăng 2,83 triệu đồng so năm 2021. Tính đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,94% (giảm 0,6%, tương đương giảm 192 hộ so với năm trước), đạt 193,55% so với nghị quyết.
Đồng chí Khưu Chí Cường, Bí thư Đảng ủy xã Châu Điền cho biết: năm 2022, địa phương vừa xây dựng đạt xã NTM nâng cao. Trong này, kinh tế của xã phát triển rất lớn; qua thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xã đã phát động Nhân dân thực hiện chuyển đổi 127ha từ đất trồng lúa kém hiệu quả và vườn tạp chuyển sang trồng các loại cây ăn trái như: bưởi, cam sành, dừa… và trồng rau màu các loại, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất năm 2022 đạt 1.351,72 tỷ đồng.
Huyện kết hợp triển khai nhiều mô hình khuyến nông hỗ trợ các địa phương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển mô hình trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Các chính sách đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn cũng được chú trọng thực hiện.
Trong năm 2022, Cầu Kè giải quyết việc làm mới cho 3.788 lao động (đạt 108,2% so với nghị quyết), đưa 121 lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài (đạt 110% so với nghị quyết); tổ chức 05 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có 144 học viên. Hỗ trợ xây dựng 78 căn nhà (kinh phí 3,9 tỷ đồng) cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.