13/10/2024 11:26
Ông Thạch Phan Phanh (bìa trái) giới thiệu với khách về sản phẩm điêu khắc từ máy tiện gỗ CNC trong làm chân giường (móng vuốt Hổ).
Theo đồng chí Diêu Hùng Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Kè: để đạt được những kết quả trên, được sự tập trung lãnh chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ và Nhân dân tích cực tham gia lao động, sản xuất để nâng chất các tiêu chí huyện NTM nâng cao; triển khai đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng và quy hoạch phát triển hạ tầng du lịch ven Sông Hậu… Đồng thời, thu hút nhiều doanh nghiệp vào đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, trong 09 tháng năm 2024 đã có 42 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 93,33% so Nghị quyết.
Giá trị sản xuất 09 tháng năm 2024, huyện Cầu Kè ước thực hiện 19.956,7 tỷ đồng, đạt 87,41% Nghị quyết (tăng 11,8% so năm 2023). Trong đó, giá trị sản xuất lĩnh vực nông - lâm - thủy sản ước 6.401,3 tỷ đồng, đạt 85,47% Nghị quyết, tăng 5,47% so năm 2023; đặc biệt là sản lượng lương thực (lúa) tăng 7.845,86 tấn so cùng kỳ. Giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 1.194,3 tỷ đồng, đạt 85,53% so Nghị quyết, tăng 14,11% so năm 2023; một số ngành như: sản xuất đồ mộc dân dụng, nhôm sắt, chế biến thực phẩm, may gia công, sửa chữa, đóng tàu, sản xuất nước đá,… sản lượng tăng so cùng kỳ.
Sự phát triển của nghề mộc không chỉ dừng ở sản phẩm truyền thống, bên cạnh đôi tay khéo léo của những người thợ, vừa qua, cơ sở của ông Thạch Phan Phanh (Khóm 5, thị trấn Cầu Kè) còn được Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại tỉnh (Sở Công thương Trà Vinh) hỗ trợ máy tiện gỗ CNC (Model: 1325-4). Qua hỗ trợ từ nguồn vốn cải tiến thiết bị máy móc, đã tạo điều kiện cho cơ sở của ông mở rộng và phát triển thêm những sản phẩm đòi hỏi yêu cầu cao về thẩm mỹ trong điêu khắc, giảm chi phí (nhân công) và tăng số lượng gấp 08 - 10 lần so với điêu khắc thủ công.
Ông Thạch Phan Phanh, chia sẻ: gia đình có nghề truyền thống về mặt hàng thủ công mỹ nghệ (đóng giường, tủ…); trước đây, sản phẩm chỉ cung cấp cho người dân trong huyện Cầu Kè. Hiện nay, cơ sở đã cung ứng các sản phẩm ra ngoài tỉnh và được khách hàng đặt làm với số lượng hàng trăm bộ sản phẩm/năm. Các sản phẩm đồ mộc của cơ sở đã có bước phát triển khá lớn nhờ ứng dụng máy tiện gỗ CNC.
Những năm gần đây, ngoài phát huy thế mạnh về lĩnh vực nông nghiệp; đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Cầu Kè đang dần khởi sắc và phát triển mở rộng với quy mô lớn, nhiều doanh nghiệp, cơ sở tham gia vào chuỗi cung ứng thị trường có hiệu quả. Trong đó, các hoạt động mua sắm, giải trí, thu hút khách du lịch được thực hiện đa dạng, với dưới nhiều hình thức; tổng lượt khách đến tham quan du lịch trên địa bàn huyện 09 tháng năm 2024 ước đạt 140.107 lượt, tăng 26,7% so cùng kỳ.
Ông Trần Duy Linh, Giám đốc Công ty TNHH chế biến dừa sáp Cầu Kè (Vicosap) cho biết: lãnh đạo chính quyền địa phương rất quan tâm trong việc mời gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn… tất cả như truyền lửa, thêm động lực để bản thân quyết tâm chọn Cầu Kè là nơi để khởi nghiệp, vừa làm giàu cho bản thân mình, vừa đóng góp phần nào công sức cho sự phát triển của quê hương. Công ty được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2022, sản phẩm của Vicosap vừa tối ưu hóa công nghệ sản xuất, vừa giảm được giá thành sản phẩm, tạo thêm đầu ra cho các nguồn nông sản dồi dào khác của địa phương. Quy mô sản xuất tăng theo từng năm, thành phẩm đạt gần 19 tấn/năm. Các sản phẩm của Vicosap đã có mặt tại các chuỗi siêu thị Emart, Winmart, 7Eleven; hiện đã được xuất khẩu sang Mỹ, Anh, Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Canada, được người tiêu dùng ở các quốc gia này ghi nhận, có những phản hồi rất tích cực.
Cũng theo đồng chí Diêu Hùng Thắng, trong thời gian tới, huyện tập trung hoàn thành các chỉ tiêu còn lại, nhất là tập trung nâng chất các tiêu chí huyện NTM nâng cao. Trong đó, chú trọng lĩnh vực phát triển nông nghiệp gắn với du lịch.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.