10/12/2024 10:36
Tuyến đường đal ấp Chông Nô 3, xã Hòa Tân hoàn thành vào tháng 11/2024 tạo thuận lợi trong việc vận chuyển hàng nông sản và đi lại.
Theo đồng chí Thạch Sa Riêng, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cầu Kè: dự kiến cuối năm 2024, công tác giải ngân vốn về đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt 98% so với kế hoạch vốn được giao. Nhiều công trình hạ tầng trong dự án đã góp phần rất lớn vào phát triển kinh tế và vận chuyển lưu thông hàng hóa, đi lại của Nhân dân.
Trong này, các xã Hòa Ân, Hòa Tân, Châu Điền, Phong Phú, Phong Thạnh và thị trấn Cầu Kè thực hiện xây dựng 14 công trình đường nông thôn (tổng vốn trên 17,1 tỷ đồng); duy tu, bảo dưỡng sửa chữa 36 công trình (21 đường đal và 15 nhà hỏa táng), tổng kinh phí trên 14,3 tỷ đồng và xây dựng nhà lồng chợ Ấp I, xã Phong Phú (kinh phí 135 triệu đồng).
Tin, ảnh: HỮU HUỆ
Tỉnh Trà Vinh được tái lập vào tháng 5/1992, với xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng từ thành thị đến nông thôn đều yếu kém và được xem là tỉnh nghèo, có đông đồng bào Khmer, đời sống khó khăn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long lúc bấy giờ. Thế nhưng, bằng quyết tâm chính trị cao, sự nỗ lực của toàn Đảng bộ và quân dân, tỉnh Trà Vinh không chỉ có sự phát triển vượt bậc mà còn là tỉnh đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long hoàn thành nhiệm vụ XDNTM.