11/02/2023 13:25
Công trình cống ngăn mặn, điều tiết nước Thuận Hòa (xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang).
Bên cạnh các công trình cống ngăn mặn, điều tiết nước ở các xã Mỹ Long Nam, Vinh Kim... huyện Cầu Ngang nhằm phục vụ nuôi thủy sản khu vực tiếp giáp biển, trong sản xuất nông nghiệp (lúa, lúa - thủy sản), đối với khu vực nội vùng ở các địa bàn tiếp giáp trên tuyến sông Vinh Kim của xã Hiệp Hòa, Mỹ Hòa, Kim Hòa và một phần Vinh Kim thường chịu áp lực của nguồn nước mặn ở phía biển vào theo hướng Thuận Hòa. Với việc hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình cống ngăn mặn Thuận Hòa (đầu năm 2023), sẽ tạo thuận lợi cho các địa phương chủ động điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất đa mục tiêu (sản xuất lúa, nuôi thủy sản...) trước tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay.
Theo đồng chí Lê Văn Phi, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang: công trình cống ngăn mặn Thuận Hòa đưa vào vận hành có ý nghĩa quan trọng trong việc phục vụ sản xuất của nông dân ở các xã phía Tây Quốc lộ 53. Qua đó, tạo điều kiện khi vào vụ sản xuất lúa, nếu nguồn nước mặn phía giáp biển tăng cao sẽ đóng cống Thuận Hòa; thời điểm vào vụ nuôi thủy sản (lúa - tôm) nếu nguồn nước mặn không đáp ứng được sẽ tiếp nước qua cống Thuận Hòa và cống Chà Và (Vinh Kim). Diện tích được chủ động nước trong sản xuất lúa, lúa - thủy sản từ công trình cống Thuận Hòa gần 3.000ha.
Hiện nay, huyện Cầu Ngang có nhiều vùng sản xuất đan xen, trong đó, sản xuất chuyên về nuôi thủy sản (ven biển) gồm các xã Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Đông và một phần các xã Hiệp Mỹ Tây, Long Sơn, Thạnh Hòa Sơn, Vinh Kim, Thuận Hòa; vùng sản xuất 01 vụ lúa kết hợp nuôi thủy sản tập trung một phần ở xã Vinh Kim, Kim Hòa, Long Sơn, Thạnh Hòa Sơn, Thuận Hòa; vùng chuyên sản xuất lúa, màu gồm: Nhị Trường, Trường Thọ, Hiệp Hòa, Mỹ Long Bắc, Long Sơn… |
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại khu vực ấp Kim Hòa (xã Kim Hòa) là vùng sản xuất lúa và chịu sự điều tiết nguồn nước từ phía Thuận Hòa vào khá lớn. Vì vậy, khi vào thời điểm từ sau Tết (tháng Giêng đến tháng 3), trà lúa vụ 3 (chủ yếu sản xuất lúa trung mùa) bị ảnh hưởng nước mặn từ biển xâm nhập vào.
Nói về hiệu quả của công trình cống Thuận Hòa khi đưa vào sử dụng, đồng chí Huỳnh Quang Sĩ, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Hòa cho biết: hàng năm, trong sản xuất lúa vụ 3 ở tiểu vùng 2 của xã (ấp Kim Hòa) thường chịu ảnh hưởng của nước mặn phía sông thị trấn Cầu Ngang vào qua rạch Thuận Hòa. Tổng diện tích chịu ảnh hưởng khoảng 150ha, năm 2023, nhờ đưa vào vận hành cống Thuận Hòa nên đã khắc phục hoàn toàn tình trạng mặn xâm nhập.
Không chỉ tác động vào sản xuất nông nghiệp, đối với các vùng nuôi thủy sản (tôm) của xã ở khu vực ấp Trà Cuôn thường phụ thuộc vào độ mặn từ nguồn nước trên sông Vinh Kim (qua cống Chà Và) điều tiết. Năm nay, nếu nguồn nước không đảm bảo độ mặn, người nuôi tôm ở khu vực này khi vào vụ sẽ được hệ thống cống Thuận Hòa điều tiết, bổ sung nguồn nước vào sẽ chủ động hoàn toàn, không còn lệ thuộc như trước đây.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.