19/12/2022 06:50
Bà Thạch Thị Loan, ấp Bông Ven, xã Nhị Trường chăm sóc cây giống sau khi ươm dưỡng.
Trong năm 2022, huyện phối hợp các sở, ngành tỉnh hỗ trợ nhà đầu tư Công ty TNHH thương mại - xây dựng Thuận Phát lập hồ sơ, thủ tục triển khai thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Hiệp Mỹ Tây, với quy mô 39,72ha với tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng. Đây là một trong những dự án tương lai góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp của huyện, đồng thời giải quyết việc làm nhiều lao động địa phương, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và làm chuyển biến bộ mặt nông thôn trên địa bàn.
Bên cạnh đó, huyện triển khai cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 254 hộ với số vốn đăng ký 30,224 tỷ đồng, nâng tổng số đến nay 3.605 cơ sở kinh doanh, thông báo ngừng kinh doanh 307 cơ sở. Ngoài ra, huyện thành lập mới 01 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp; phối hợp với các địa phương tiến hành giải thể 01 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động yếu kém. Đến nay, toàn huyện hiện có 26 hợp tác xã và 03 Quỹ tín dụng Nhân dân đang hoạt động và 159 tổ hợp tác hoạt động khá ổn định với 2.771 thành viên tham gia sản xuất các ngành nghề thủy sản, chăn nuôi, trồng lúa, trồng màu,…
Tin, ảnh: MỸ NHÂN
Tỉnh Trà Vinh được tái lập vào tháng 5/1992, với xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng từ thành thị đến nông thôn đều yếu kém và được xem là tỉnh nghèo, có đông đồng bào Khmer, đời sống khó khăn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long lúc bấy giờ. Thế nhưng, bằng quyết tâm chính trị cao, sự nỗ lực của toàn Đảng bộ và quân dân, tỉnh Trà Vinh không chỉ có sự phát triển vượt bậc mà còn là tỉnh đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long hoàn thành nhiệm vụ XDNTM.