16/08/2020 12:27
Tiến sĩ Thào Xuân Sùng (trái), Chủ tịch Trung ương Hội ND Việt Nam cùng đoàn công tác thăm mô hình trồng dưa lưới của Chi hội trồng màu công nghệ cao xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành.
Hiện đã có nhiều ND ở các xã Hòa Minh, Long Hòa, Lương Hòa, Lương Hòa A của huyện Châu Thành qua áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng kỹ thuật đã làm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm cùng với giá trị sản xuất trên các lĩnh vực trồng trọt, nuôi thủy sản đều tăng và đảm bảo tính bền vững, ổn định sản xuất như mô hình sản xuất bưởi da xanh theo hướng Viet.GAP của Tổ hợp tác (THT) bưởi da xanh ấp Ô Chích, xã Lương Hòa; Chi hội trồng màu áp dụng công nghệ cao xã Lương Hòa A; THT sản xuất lúa chất lượng cao cánh đồng lớn xã Mỹ Chánh; THT sản xuất lúa giống và trồng rau màu an toàn xã Thanh Mỹ; THT trồng màu ấp Khánh Lộc, xã Song Lộc...
Đánh giá về các mô hình canh tác ở huyện Châu Thành, trong chuyến khảo sát và làm việc với Hội ND huyện Châu Thành, Tiến sĩ Thào Xuân Sùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội ND Việt Nam, cho biết: các mô hình sản xuất, như trồng bưởi da xanh Viet.GAP, trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao cần phát huy và nhân rộng; đặc biệt là sản phẩm bưởi da xanh có chất lượng rất tốt, hơn các loại bưởi của một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long… trong sản xuất cần ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao vào canh tác, phát huy lợi thế của từng vùng đất với những cây con giống phù hợp tại địa phương.
Đặc biệt, tại xã Lương Hòa A, trong những năm qua địa phương đã tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi sản xuất nông nghiệp đạt một số mô hình cho hiệu quả kinh tế cao như: cánh đồng lớn, lúa chất lượng cao, sản xuất lúa giống, trồng màu luân canh dưới chân ruộng lúa, trồng màu chuyên canh trên đất giồng cát, nuôi bò, heo, dê thịt và sinh sản, nuôi gà thả vườn, gà đệm lót sinh học... qua đó, lợi nhuận các mô hình cao gấp từ 02 - 03 lần so với chưa chuyển đổi.
Theo ông Huỳnh Sa Rây, Chủ tịch Hội ND xã Lương Hòa A, mô hình của Chi hội trồng màu công nghệ cao (có 17 thành viên); từ thí điểm 01 hộ đầu tiên tại ấp Chà Dư (diện tích 1.000m2), đến nay đã phát triển 17 thành viên, với diện tích sản xuất 1,3ha; trong đó, có 03 nhà màng phủ 0,3ha và 10 nhà lưới, diện tích 01ha; lợi nhuận trung bình từ 45-50 triệu đồng/1000m2/vụ.
Nổi bật của phong trào ND sản xuất, kinh doanh giỏi ở huyện Châu Thành chính là góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo của huyện. Thông qua các hình thức tương trợ, hội viên, ND các cấp trong huyện đã giúp đỡ gần 1.500 hộ vươn lên thoát nghèo bằng nhiều hình thức phù hợp.
Cùng với đó, thông qua nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND đã đầu tư cho 128 hộ vay với số tiền 1,245 tỷ đồng; phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội cho 6.568 hộ vay, số tiền 101 tỷ đồng; phong trào giúp nhau trong hội viên ND đã thành lập 52 tổ hùn vốn xoay vòng, có 876 thành viên tham gia, với số tiền 1,14 tỷ đồng.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.