20/08/2021 07:14
Xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú quan tâm đầu tư thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, đất giồng tạp, vườn tạp sang trồng các loại màu, thủy sản, vườn cây ăn trái, trồng cỏ, chăn nuôi... theo hướng chuyên canh, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân; diện tích đất đã chuyển đổi đều cho thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với trước.
Huyện Châu Thành, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi bò, vườn cây ăn trái, cây lúa và cây màu... là loại cây trồng, con nuôi chủ lực của địa phương. Trước kia, kết cấu hạ tầng nông thôn đầu tư chưa đồng bộ, nông dân sử dụng giống cây, con nuôi truyền thống nên năng suất và hiệu quả kinh tế chưa cao. Bên cạnh, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giá cả thị trường nên nguồn thu nhập của người dân bấp bênh. Năm 2011, hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, địa phương tận dụng nhiều nguồn vốn của huyện, tỉnh, Trung ương... đầu tư nạo vét, đào mới các tuyến kênh thủy lợi nội đồng, đầu tư đường, điện… kết hợp ngành chuyên môn tổ chức nhiều lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật tiên tiến trên cây trồng, vật nuôi cho nông dân.
Đến nay, diện tích nông nghiệp đảm bảo nước tưới, tiêu, kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản hoàn thiện, huyện hình thành nhiều vùng sản xuất lúa chất lượng cao, mô hình luân canh màu - lúa, vườn cây ăn trái đạt theo tiêu chuẩn VietGAP, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, mô hình trồng rau an toàn... cho thu nhập cao. Trong những tháng đầu năm 2021, huyện Châu Thành chuyển đổi được gần 138ha từ đất lúa, đất vườn, giồng tạp chuyển sang trồng màu, cây ăn trái và cải tạo vườn cây ăn trái... trong đó, có gần 126ha chuyển sang chuyên trồng màu, luân canh màu, trồng lài, cỏ, dừa, mai, nuôi thủy sản và 12ha từ đất vườn, giồng tạp và cải tạo vườn cây ăn trái sang trồng bưởi, dừa, trồng màu và nuôi thủy sản.
Ông Nguyễn Công Thình, ấp Đa Hậu, xã Phước Hảo, huyện Châu Thành cho biết: gia đình có 0,55ha đất ruộng, sản xuất lúa năng suất bấp bênh. Những năm qua, nhờ xã phát động phong trào chuyển đổi cơ cấu sản xuất đưa cây màu luân canh xuống chân ruộng, gia đình tôi mạnh dạn chuyển đổi 100% đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng 02 vụ màu - 01 vụ lúa. Màu tôi chọn trồng chủ yếu họ cải, rau cần tàu… trong quá trình trồng màu, được tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật áp dụng vào sản xuất cây màu cho năng suất cao, mỗi năm lợi nhuận từ trồng màu trên 50 triệu đồng.
Ông Trương Kính Hoa, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết: để thay đổi cách nghĩ, cách làm nhằm có những mô hình kinh tế mới đạt hiệu quả, những năm qua, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn cây, con giống phù hợp để phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Thường xuyên phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đưa các cây, con giống mới vào sản xuất. Huyện xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể theo từng năm phù hợp với địa phương để tổ chức thực hiện.
Mặt khác, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án của ngành chuyên môn để hỗ trợ cây, con giống, vật tư phục vụ sản xuất. Tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đối với các hộ nông dân. Nhờ vậy, nhiều hộ đổi mới tư duy, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi; xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng đa canh, đa con; ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào trồng trọt, chăn nuôi, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Hiệu quả từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thời gian qua trên địa bàn huyện đã khẳng định hướng đi đúng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nguồn thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể.
Thời gian tới, huyện tiếp tục rà soát, mở rộng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, khuyến khích người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tuyên truyền, vận động người dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tuân thủ các quy trình trong sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm; đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cấp, mở rộng kết cấu hạ tầng nông thôn; triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với thị trường hàng hóa, dịch vụ, có đầu ra ổn định.
Theo kế hoạch năm 2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh chuyển mạnh 1.550ha đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang các loại cây trồng khác, kết hợp hoặc nuôi trồng thủy sản; cải tạo vườn cây ăn trái, vườn dừa kém hiệu quả và cải tạo 500ha đất giồng tạp, vườn tạp theo hướng thâm canh, kết hợp trồng xen canh; chuyển đổi 500ha đất trồng mía kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác và nuôi thủy sản. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 1.212ha từ đất trống lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác và nuôi thủy sản.
Bài, ảnh: PHAN TUẤN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.