08/07/2022 08:38
Hộ bà Nguyễn Thị Hậu, ấp Bà Nhì, có 2,9ha diện tích nuôi trồng thủy sản theo mô hình quảng canh, do nguồn nước bị ô nhiễm, nuôi tôm khó khăn, 05 năm nay, gia đình thu nhập nhờ vào đàn dê và công làm thuê theo thời vụ.
Xác định mục tiêu phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong XDNTM. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (Ban Chỉ đạo) xã Đôn Xuân tập trung chỉ đạo vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân, chung tay XDNTM. Tuy nhiên, trong cơ cấu nền kinh tế, địa phương cần tổ chức theo hình thức sản xuất hợp lý, hiệu quả.
Hàng năm, Đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thực hiện có hiệu quả trong phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho Nhân dân. Rà soát số lao động tham gia các ngành, nghề, xác định số lượng lao động có việc làm thường xuyên, lao động chưa có việc làm để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm; hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, hạn chế tình trạng phát sinh hộ nghèo và tái nghèo. Đẩy mạnh việc tổ chức lại sản xuất theo loại hình tổ hợp tác, hợp tác xã phù hợp với điều kiện phát triển, xây dựng các mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị các ngành hàng nông nghiệp chủ lực của địa phương nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững.
Đảng bộ luôn quan tâm, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi đạt hiệu quả, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập cho lao động. Các mô hình phát triển chăn nuôi bò, nuôi dê sinh sản, trồng màu trong nhà lưới, cải tạo vườn tạp, nuôi vọp thương phẩm...; hàng năm, có rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cơ cấu lại sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp phù hợp với đặc điểm tự nhiên và tập quán sinh hoạt từng ấp, từng khu vực, góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững, qua đó, hộ nghèo ở địa phương được kéo giảm đáng kể.
Đến nay, xã Đôn Xuân còn 190 hộ nghèo (trong đó, có 42 hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội), chiếm tỷ lệ 5,52% so tổng số hộ trên địa bàn xã. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021, là 51,18 triệu đồng/người/năm.
Ông Trầm Hải Vũ, Bí thư Đảng ủy xã Đôn Xuân cho biết: nuôi trồng thủy sản là kinh tế mũi nhọn của địa phương. Phát triển mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao đã phát huy vai trò thế mạnh của nền kinh tế. Tuy nhiên, địa phương chưa được đầu tư hạ tầng vùng nuôi tôm thâm canh, người dân đầu tư phát triển mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao theo tính tự phát, điều này gây ô nhiễm môi trường nước, tác động xấu đến việc phát triển nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới thiếu bền vững.
Ấp Bà Nhì, xã Đôn Xuân, có 131 hộ nuôi trồng thủy sản, với 183ha diện tích thả nuôi. Trong đó, có 12 hộ nuôi theo hình thức công nghiệp và 09 hộ nuôi theo mô hình thâm canh mật độ cao, 06 tháng đầu năm 2022, thu hoạch 61,3 tấn tôm thương phẩm. Ngoài ra, khai thác nội đồng 116,5 tấn thủy sản các loại. Đây là nền kinh tế chủ lực của địa phương.
Ông Hà Văn Thanh, Trưởng Ban Nhân dân ấp Bà Nhì cho biết: những năm gần đây, địa phương phát triển nuôi trồng thủy sản theo mô hình thâm canh mật độ cao, người đầu tư mang lại lợi nhuận cao. Trong điều kiện phát triển mô hình tự phát, thiếu quy hoạch, chất thải chăn nuôi thải tự do ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng chung đến phát triển nuôi trồng thủy sản của người dân trong ấp.
Ông Trần Văn Tài, ấp Bà Nhì, nói: những năm gần đây, nguồn nước trên các con kênh bị ô nhiễm ngày càng nặng, ảnh hưởng do người dân tự phát đầu tư nuôi tôm thâm canh mật độ cao phát triển thiếu quy hoạch, gây ô nhiễm nguồn nước. Với 02ha diện tích nuôi tôm quảng canh của gia đình không hiệu quả, hiện nay, gia đình chỉ thả nuôi cua biển và chuyển sang mua bán trái cây và nuôi dê sinh sản tạo thu nhập cho gia đình.
Thực hiện chuyển đổi sản xuất phù hợp với lợi thế của từng vùng, thích ứng với môi trường, tổ chức lại sản xuất theo điều kiện phù hợp, thích ứng môi trường nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững, đóng góp tích cực vào Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM tại địa phương.
06 tháng đầu năm 2022 Thực hiện chuyển đổi 94ha diện tích sản xuất, trong đó, lĩnh vực nông nghiệp 15ha, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản 79ha đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất. Xã có 580ha đất nuôi trồng thủy sản, giá trị sản xuất thu được 115,66 tỷ đồng, đạt 49,46% nghị quyết; tổng giá trị nuôi trồng và khai thác thủy sản nội đồng thu được 1.345,5 tấn. Đồng thời, xã có 930ha đất sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất thu được 52,55 tỷ đồng, đạt 47,52% nghị quyết.
|
Bài, ảnh: HUỲNH NỔI
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.