09/04/2021 13:55
Thu hoạch lúa tại Hợp tác xã nông nghiệp Phú Cần.
Trước đó, để “né” hạn hán, mặn xâm nhập nội đồng, ngành nông nghiệp tỉnh đã vận động nông dân giảm diện tích trồng lúa ở những địa phương thường xuyên thiếu nước tưới vào mùa khô. Vụ đông xuân 2020-2021, các địa phương trong tỉnh chỉ xuống giống hơn 58.000ha, giảm khoảng 8.000ha so với những vụ đông - xuân trước. Ngành cũng khuyến khích nông dân tuân thủ lịch thời vụ để tránh tình trạng thiệt hại do hạn hán, thiếu nước tưới cuối vụ.
HTX nông nghiệp Phú Cần (huyện Tiểu Cần) được thành lập từ năm 2015, là một trong 13 HTX điểm của tỉnh hiện nay. Từ 12 thành viên ban đầu hiện HTX nông nghiệp Phú Cần đã phát triển lên 136 thành viên, lợi nhuận sản xuất của thành viên HTX trong 03 năm gần đây cao hơn so với ngoài mô hình từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX nông nghiệp Phú Cần cho biết, HTX luôn tuân thủ lịch thời vụ do ngành nông nghiệp ban hành. Vụ đông - xuân 2020-2021, HTX đã vận động nông dân cắt vụ, không sản xuất lúa thu - đông mà chuyển sang làm vụ đông - xuân sớm để tránh hạn, mặn, đến nay đã thu hoạch, với năng suất khá cao, bình quân đạt 7,5-8 tấn/ha.
Theo ông Phạm Minh Truyền, nông dân trong tỉnh đã thu hoạch khoảng 50% diện tích xuống giống, với năng suất hơn 06 tấn/ha. Để đảm bảo lượng nước phục vụ sản xuất vụ lúa đông - xuân, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã tổ chức 04 buổi làm việc với tỉnh Vĩnh Long để tìm phương án điều tiết nước ngọt tối ưu tại các cống Bông Bót, Tân Dinh (huyện Cầu Kè), giúp nông dân tích trữ nước ngọt phục vụ tưới tiêu. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ các công trình thủy lợi nội đồng, nạo vét các tuyến kênh cấp I, cấp II, cấp III, kênh nội đồng bị bồi lắng, đảm bảo khả năng tích trữ, điều tiết, cung cấp nước, kịp thời ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh.
Tin, ảnh: THANH HÒA
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.