11/09/2023 10:24
Hội viên phụ nữ xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú tham gia lớp truyền nghề cho lao động nông thôn.
Anh Thạch Pha Lai, ngụ ấp Trà Bôn, xã Châu Điền, huyện Cầu Kè là 01 trong 30 học viên tham gia học nghề kỹ thuật xây dựng, anh Lai cho biết: gia đình chủ yếu sinh sống bằng nghề nông và nuôi bò. Hiện nay, được huyện hỗ trợ học lớp đào tạo nghề kỹ thuật xây dựng (03 tháng, khai giảng ngày 14/8/2023). Học nghề xây dựng rất có ích cho bản thân, ngoài làm công việc tại gia đình; khi rảnh sẽ làm thuê cho các nhà thầu xây dựng tại địa phương, để có thêm thêm nguồn thu nhập gia đình…
Đồng chí Lê Hoàng Lam, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Cầu Kè cho biết: qua chương trình đào tạo nghề nông thôn cho lao động là đồng bào dân tộc Khmer và Dự án hỗ trợ đào tạo nghề năm 2023, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, giai đoạn 2021 - 2025; hiện huyện đã triển khai được 19/20 lớp, với 561 học viên. Các lĩnh vực được đào tạo như: kỹ thuật xây dựng (06 lớp), điện lạnh (01 lớp), máy nổ (01 lớp), sửa xe gắn máy (01 lớp), chăn nuôi (06 lớp), nuôi thủy sản (02 lớp), trồng cây ăn trái (01 lớp), chế biến món ăn (01 lớp). Qua các lớp đào tạo nghề ngắn hạn (khoảng 03 tháng) sẽ giúp học viên nắm bắt được các quy trình kỹ thuật trong từng ngành nghề theo học; người lao động có thể tận dụng nghề đã học để phục vụ cho hoạt động tại gia đình; nếu có điều kiện sẽ nâng cao tay nghề qua việc tham gia lao động cho các cơ sở tại địa phương…
Thông qua chương trình đào tạo nghề nông thôn, nhiều xã có đông đồng bào dân tộc Khmer đã giải quyết rất lớn số lao động nông thôn được tiếp cận nghề để phục vụ trong phát triển kinh tế gia đình; nắm bắt tiến bộ kỹ thuật và vận dụng vào thực tiễn của cuộc sống.
Đồng chí Trần Vân Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Trường Thọ, huyện Cầu Ngang chia sẻ: địa phương có trên 75% đồng bào dân tộc Khmer, nhờ có chương trình đào tạo nghề nông thôn, nhiều lao động là dân tộc Khmer sau khi trải qua khóa học, giúp lao động có thể tự tham gia vào phục vụ phát triển kinh tế tại gia đình (kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thú y…). Ngoài ra, một số lao động có thể tận dụng nghề đã học để làm thêm, như nghề thú y, sửa xe gắn máy hay máy nổ… Trong năm 2022, trên địa bàn xã có 90 lao động được đào tạo nghề thú y, kỹ thuật trồng lúa cao sản đây là những nghề gắn bó với phát triển kinh tế của xã đang có thế mạnh.
Huyện Cầu Ngang có trên 34,7% đồng bào dân tộc Khmer, trong giai đoạn 2018 - 2023, Phòng Dân tộc huyện phối hợp với các ngành chức năng tỉnh, huyện tổ chức 38 lớp đào tạo nghề nông thôn có 887 học viên là người dân tộc Khmer tham gia học nghề, nhằm trang bị nâng cao tay nghề cho thanh niên nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 67,5%. Theo kế hoạch đến năm 2025, Cầu Ngang phấn đấu đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện đạt khoảng 72%; trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 40%; tỷ trọng lao động nông nghiệp còn 55,75% trong tổng lao động xã hội; công nghiệp - xây dựng đạt 43,44%; dịch vụ đạt 31,78%.
Đồng chí Hà Trọng Nghĩa, Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Cầu Ngang cho biết: qua các chương trình đào tạo nghề nông thôn, nhằm trang bị cho người học những kiến thức, thái độ, kỹ năng nghề từ đơn giản đến chuyên sâu, ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho người học sau đào tạo nghề có cơ hội tìm được việc làm hoặc tự tổ chức sản xuất, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống…
Trong năm 2023, thông qua nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát tiển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện sẽ tổ chức 05 lớp/145 lao động, hình thức đào tạo sơ cấp (03 tháng) cho lao động là dân tộc Khmer, người Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 08 xã có đông đồng bào Khmer sinh sống của huyện. Ngành nghề đào tạo được xác định căn cứ theo nhu cầu của lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, như: điện dân dụng, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật canh tác lúa năng suất cao, phòng và trị bệnh cho gia súc…
HỮU HUỆ
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.