04/02/2023 13:25
Rẫy dưa hấu của nông dân Nguyễn Văn Thọ (trái), ấp Nhứt A, xã Mỹ Long Bắc.
Đồng chí Trần Thanh Minh, Trưởng Ban Nhân dân ấp Nhứt A cho biết: đời sống kinh tế của người dân trong ấp không ngừng đổi thay từng ngày, còn là điểm sáng về giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội. Với sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền địa phương, ngày nay đời sống của người dân trong ấp đổi thay rõ rệt. Chi bộ và Ban Nhân dân ấp tích cực tuyên truyền, vận động trên các mặt trận an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; người dân trong ấp thực hiện chủ trương chuyển đổi từ 01 vụ lúa sang thâm canh cây màu; 01 vụ lúa - 01 vụ màu và nuôi trồng thủy sản, cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần cùng địa phương giảm còn 35 hộ cận nghèo trong năm 2022.
Ông Nguyễn Khải Hoàng, đảng viên ở ấp Nhứt A tiên phong trong phong trào chuyển đổi cơ cấu kinh tế mang lại thu nhập cao, cho biết: là đảng viên phải gương mẫu đi đầu; ngoài trồng màu, nuôi bò, tôi là người đầu tiên thực hiện mô hình kinh tế hợp tác xã góp phần giải quyết đầu vào cho nông dân như cây giống, vật tư nông nghiệp và thu hồi sau thu hoạch.
Đối với mô hình kinh tế của gia đình, hàng năm tôi trồng 03 vụ khổ qua, ớt chỉ thiên, bí đao trên diện tích 0,5ha, lợi nhuận 15 triệu đồng/0,1ha. Với ông Hoàng, để mô hình kinh tế hợp tác xã hoạt động ngày càng hiệu quả, địa phương cần tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, an toàn và tạo liên kết đầu ra sản phẩm, giúp nông dân an tâm sản xuất.
Nông dân Nguyễn Văn Thọ ngụ ấp Nhứt A cho biết thêm: bộ mặt nông thôn mới ở ấp Nhứt A ngày một đổi thay. Con đường đất dẫn vào khu vực tiểu vùng 3 của ấp ngày nào đã được bê-tông do Nhà nước và Nhân dân cùng làm, giúp người dân thuận lợi đi lại và trao đổi hàng hóa nông sản. Giao thông nông thôn hoàn thiện là điều kiện thuận lợi giúp nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế gia đình.
Ngoài trồng cỏ nuôi bò, ông còn trồng 01 vụ lúa - 01 vụ dưa hấu trên diện tích 0,5ha, thu nhập của gia đình cải thiện đáng kể. So với cây lúa, nuôi bò, hiện nay trồng màu mang lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy giá nông sản biến đổi không ngừng, vật tư nông nghiệp tăng cao nhưng nông dân vẫn đạt lợi nhuận thấp nhất từ 03 - 05 triệu đồng/0,1ha tùy theo giá thị trường. Với 0,5ha đất trồng dưa hấu mùa này, nếu thuận mùa, thuận giá, năng suất đạt 03 tấn/0,1ha, lợi nhuận đạt 10 triệu đồng/0,1ha. So với cánh đồng dưa hấu ở ấp Hạnh Mỹ, Bến Kinh, Bến Cát, lợi nhuận dưa hấu ở ấp Nhứt A thấp hơn.
Theo đồng chí Trần Thị Kim Chung, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Cầu Ngang: Đảng bộ Cầu Ngang hiện có 46 chi, Đảng bộ cơ sở với 4.785 đảng viên. Với sự lãnh đạo của Đảng bộ, cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trong huyện đã vượt qua khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh toàn diện, cùng với cả nước vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Kế thừa truyền thống cách mạng, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện đã nỗ lực, phấn đấu khắc phục khó khăn, triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh và đạt một số kết quả quan trọng như: thực hiện đạt và vượt 29/29 chỉ tiêu nghị quyết đề ra; huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 5.160 tỷ đồng, đạt 105,3% Nghị quyết. Các hoạt động sản xuất tiếp tục được duy trì và phát triển, tổng giá trị sản xuất tăng 13,84% so cùng kỳ. Vận động phát triển mới 39 doanh nghiệp, đạt 111,4% Nghị quyết; chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, đến nay huyện có 21 sản phẩm được công nhận. Triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp Hiệp Mỹ Tây; thành lập Trung tâm kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp huyện; xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện; khu sinh hoạt văn hóa, thể thao; quảng trường huyện và bến xe huyện với tổng vốn đầu tư 44,3 tỷ đồng. Trong XDNTM, đô thị văn minh, Đảng bộ huyện đã tập trung huy động các nguồn lực củng cố, nâng chất và thực hiện các tiêu chí xã NTM và tiêu chí NTM nâng cao, có 13/13 xã được công nhận đạt chuẩn xã NTM, trong đó có 03 xã NTM nâng cao theo bộ tiêu chí mới; xây dựng hoàn thành 02 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Đến nay, huyện đã hoàn thành 09/09 tiêu chí huyện NTM.
Song song đó, huyện quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; các chính sách an sinh xã hội, công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động. Trong năm 2022, huyện đã đưa 123 lao động xuất cảnh làm việc có thời hạn tại nước ngoài, đạt 102,5% nghị quyết; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,38%; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân tiếp tục được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo; thu nhập bình quân 64,26 triệu đồng/người/năm. Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững, ổn định; tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tiếp tục được tăng cường, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
Bài, ảnh: MỸ NHÂN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.