05/11/2021 15:07
Qua đó, đã chọn 03 HTX nông nghiệp để nhận hỗ trợ của Dự án về nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm như: gạo - dừa hữu cơ và quýt đường.
Nhận thấy ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu - đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận là hoạt động xây dựng năng lực kinh doanh cho HTX, giúp HTX phát triển bền vững và ngày càng vươn lên đứng vững trên thị trường nội địa và hướng xuất khẩu ra thị trường thế giới trong tương lai.
Hoạt động nâng cao thương hiệu, nhãn hiệu giúp HTX có thêm kỹ năng và kiến thức trong cung cách làm ăn theo thời đại mới hiện nay là rất quan trọng, đây sẽ là nền tảng để đưa sản phẩm của Trà Vinh ngày càng phát triển và đến được với các thị trường khó tính. Thông qua đó, giúp các HTX nhận thức về tầm quan trọng của việc khẳng định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, uy tín chất lượng mà người sản xuất chân chính mong muốn.
Qua giới thiệu của Sở Khoa học và Công nghệ, Dự án đã hỗ trợ ký hợp đồng cùng tư vấn có kinh nghiệm, tiến hành khảo sát, thu thập mẫu, đánh giá, thiết kế, tổ chức hội thảo thống nhất và đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho 10 HTX. Trong tiến trình thực hiện, các HTX phấn khởi và hợp tác, các thành viên đồng thuận để có thể sớm đăng ký được giấy chứng nhận cho các HTX, nhằm góp phần tạo được thương hiệu và cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm, giúp các HTX có thể xúc tiến và bán hàng qua các kênh khác nhau, đòi hỏi các thủ tục chuyên nghiệp và chuẩn hóa hơn.
Điển hình như HTX nông nghiệp Dân Tiến, xã Phong Phú, huyện Cầu Kè được Dự án SME Trà Vinh, Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ in và kích hoạt tem truy xuất nguồn gốc (QR code) sản phẩm gạo. Ông Huỳnh Văn Đức, Giám đốc HTX Dân Tiến cho biết: HTX hoạt động từ năm 2012 đến nay, diện tích sản xuất 30ha lúa 03 vụ/năm, chủ yếu giống OM18, OM5451, năng suất đạt 05 tấn/ha, lợi nhuận bình quân từ 10 - 15 triệu đồng/ha. Từ khi được kích hoạt tem truy xuất nguồn gốc, thương hiệu sản phẩm gạo của HTX ngày càng tiến xa thị trường trong và ngoài tỉnh.
Thành viên HTX nông nghiệp Dân Tiến thu hoạch cá trê.
Ngoài lợi nhuận từ việc sản xuất, HTX còn có nguồn thu từ dịch vụ bơm tát từ 01 - 1,2 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, để góp phần nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích đất canh tác lúa, trong năm 2021, HTX thực hiện mô hình nuôi thử nghiệm cá trê kết hợp với cá sặc rằn khoảng 30.000 con giống bao quanh vùng sản xuất lúa hữu cơ. Sau thời gian nuôi 08 tháng, HTX thu hoạch 03 tấn cá, giá bán 60.000 - 65.000 đồng/kg, tổng thu nhập 180 triệu đồng, lợi nhuận 60 triệu đồng.
HTX bưởi da xanh Hùng Hòa, xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần là đơn vị được hỗ trợ in và kích hoạt tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm bưởi da xanh. Tuy nhiên, khâu tiêu thụ bưởi da xanh của HTX hiện nay phần lớn bán lẻ chưa liên kết với đối tác lớn.
Ông Nguyễn Văn Vũ, Giám đốc HTX bưởi da xanh Hùng Hòa cho biết: tình hình tiêu thụ bưởi của các thành viên HTX năm nay gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nên giá bán sụt giảm mạnh, có thời điểm sụt còn 15.000 đồng/kg. Mặc dù sản phẩm bưởi da xanh của HTX sản xuất theo quy trình VietGAP với diện tích 27,6ha, nhưng giá bán bằng với các sản phẩm bưởi khác. Mặt khác, người tiêu dùng chưa nhận thức cao về sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy HTX được dự án và các ngành liên quan tạo điều kiện tiếp cận sàn thương mại điện tử nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Khó khăn hiện nay của các thành viên HTX, các đối tác lớn đòi hỏi cao khâu thu mua sản phẩm bưởi da xanh, nhất là tiêu chuẩn bưởi cung ứng đạt loại 1 và loại 2 trở lên, phần còn lại không thu mua. Chính vì thế, nhà vườn buộc phải tìm thương lái phân phối lẻ để tiêu thụ với số lượng lớn, đặc biệt là số lượng mua xô để giải quyết toàn bộ đầu ra sản phẩm của nhà vườn.
Hoạt động hỗ trợ xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu - đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận góp phần tạo động lực cho các HTX củng cố lại sản xuất, kinh doanh sao cho phù hợp với nền kinh tế văn minh năng động mới. Bên cạnh đó, Dự án SME Trà Vinh hỗ trợ Sở Khoa học và Công nghệ khảo sát đánh giá thực trạng và tư vấn đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ và cải tiến mẫu mã sản phẩm, quảng bá tài sản trí tuệ cho 13 HTX nông thôn kiểu mới và các sản phẩm OCOP Trà Vinh năm 2020.
Báo cáo đánh giá và kết quả đánh giá sẽ định hướng cho các HTX khi muốn thực hiện các giải pháp tương tự một cách nhanh chóng và sớm có kết quả, tránh gặp khó khăn về cả thủ tục và các việc khác phát sinh. Ngoài ra, Dự án còn hỗ trợ Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng Cổng truy xuất nguồn gốc có đồng bộ cùng Cổng truy xuất nguồn gốc quốc gia, giúp các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong và ngoài tỉnh có thể dễ dàng tra cứu và đăng ký truy xuất khi cần.
Bài, ảnh: MỸ NHÂN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.