20/05/2021 11:07
Kiểm tra mô hình ứng dụng phân bón sinh học trong sản xuất lúa ở cánh đồng lúa chất lượng cao xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành.
Tuy nhiên, qua ghi nhận thực tế tại một số địa phương, đối với các vùng sản xuất lúa, tùy từng địa phương vận dụng các chính sách hỗ trợ phù hợp để triển khai cho nông dân. Đối với các địa phương có gắn kết kế hoạch sản xuất với liên kết chuỗi sản xuất (nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp) sẽ được hỗ trợ 50% giống + 50% vật tư nông nghiệp; nếu không có liên kết đầu ra, nông dân chỉ được hỗ trợ về giống qua chính sách hỗ trong sản xuất lúa.
Về chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 62, hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới; trong này, đối với giống mới: sử dụng các giống theo điều kiện sản xuất phù hợp của địa bàn tỉnh Trà Vinh như OM5451, OM4900, OM18, OM429, Đài thơm 8, RVT, Long Hồ 8, ST24, ST25… Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới như áp dụng “1 phải, 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), sản xuất lúa theo hướng hữu cơ sinh học, ứng dụng công nghệ 4.0 và áp dụng quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã ban hành.
Trong vụ lúa hè - thu năm 2021, huyện Trà Cú có kế hoạch xuống giống khoảng 14.400ha; nhằm để hỗ trợ cho người trồng lúa, huyện đã triển khai thực hiện Nghị định số 62. Có thể nói, qua các chính sách hỗ trợ cho nông dân trong thực hiện cánh đồng lớn, vùng lúa chất lượng cao… đến nay, tỷ lệ sử dụng giống xác nhận vào sản xuất lúa ở huyện Trà Cú đạt trên 70%.
Theo ông Trần Văn Đồng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú: do nguồn vốn hỗ trợ hạn chế, nên huyện chỉ đầu tư hỗ trợ về giống (50%); đối với đối tượng (người trồng lúa) được hỗ trợ giống và vật tư nông nghiệp (50%) chỉ tập trung cho các mô hình có liên kết về đầu ra của sản phẩm (lúa) giữa hợp tác xã và doanh nghiệp. Qua đó, trên địa bàn Trà Cú có 4.000ha sản xuất lúa vụ hè - thu được hỗ trợ về giống mới cho nông dân và 20ha (xã Phước Hưng) được hỗ trợ 50% giống và 50% vật tư nông nghiệp để thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ.
Đối với huyện Cầu Kè, việc triển khai chính sách hỗ trợ cho người trồng lúa được địa phương duy trì hàng năm, thông qua thực hiện hỗ trợ cho hộ trồng lúa theo Nghị định số 35 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Trao đổi với chúng tôi, bà Ngô Thị Hồng Nghi, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè cho biết: sau khi chính sách hỗ trợ cho người trồng lúa trong mô hình cánh đồng lớn không còn (kết thúc năm 2017); huyện tiếp tục vận dụng các chính sách như Nghị định số 35 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và Nghị định số 62 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 8 Nghị định số 35. Do đó, từ năm 2019, Cầu Kè duy trì diện tích sản xuất lúa có hỗ trợ cho người trồng lúa từ 700-1.000ha.
Riêng vụ hè - thu năm 2021, huyện đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho người trồng lúa (50% chi phí giống lúa và 50% chi phí vật tư nông nghiệp) trên diện tích 868ha (có 06 điểm mô hình tại các xã: Phong Phú, Châu Điền, Thông Hòa, Thạnh Phú và Phong Thạnh). Trong này, có 03/06 điểm mô hình được hỗ trợ trong 03 năm (06 vụ liên tiếp) và 03/06 mô hình hỗ trợ 01 vụ (vụ hè-thu năm 2021). Đây là các mô hình đều có liên kết về đầu ra sản phẩm do doanh nghiệp ký hợp đồng với hợp tác xã.
Cũng theo ông Lê Trường Sơn, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, với các chính sách hỗ trợ trong sản xuất lúa thời gian qua, đã tác động tích cực vào việc nâng cao năng suất và chất lượng lúa hàng hóa cũng như sự đầu tư vào các công trình hạ tầng thủy lợi (sử dụng 50% nguồn vốn từ hỗ trợ của Nghị định số 35)… Nổi bật là trong năm 2021, ở vụ lúa đông - xuân, năng suất đạt bình quân 6,5 tấn/ha (tăng hơn 1,3 tấn/ha so với cùng kỳ).
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.