18/12/2021 16:18
Khảo sát tại một số vùng trồng màu trong tỉnh vào những ngày đầu tháng 12/2021, mặc dù dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng ND khẩn trương xuống giống và chăm sóc hoa màu chuẩn bị phục vụ thị trường Tết. Đối với một số ND xuống giống vụ mùa trước đang giai đoạn thu hoạch. Hiện giá một số mặt hàng nông sản hiện nay bắt đầu tăng nên ND rất phấn khởi, tạo động lực cho ND hăng say lao động, tăng thu nhập vào dịp cuối năm.
Qua ghi nhận, giá mặt hàng nông sản hiện nay tăng chủ yếu là các loại rau, củ, quả, đặc biệt là ớt chỉ thiên tăng lên 70.000 đồng/kg, các loại bầu, bí đao, khổ qua… dao động từ 8.000 - 12.000 đồng/kg, rau ăn lá dao động từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, riêng rau cần tăng lên 35.000 - 40.000 đồng/kg.
Bà Tạ Thị Diệu Hiền thu hoạch ớt chỉ thiên.
Trao đổi với chúng tôi, bà Tạ Thị Diệu Hiền, Ấp 16, xã Long Hữu, thị xã Duyên Hải cho biết: với gần 2.000m2 đất hàng năm bà trồng đậu bắp, đậu phộng, ớt chỉ thiên 03 vụ/năm. Năm nay do dịch bệnh nên giá mặt hàng nông sản biến động không ngừng, 02 vụ màu đầu tiên bà không thu lợi nhuận, nhưng có phụ phẩm cây nông nghiệp phục vụ nuôi bò. Đến vụ 3, bà trồng ớt chỉ thiên xen đậu bắp trên diện tích 1.500m2 nhằm phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết.
Ớt chỉ thiên hiện đang cho thu hoạch, giá bán tăng gấp 08 - 10 lần so với những tháng trước. Thông thường ớt thu hoạch 02 lần/tuần, bà và các thành viên trong gia đình quyết định thu hoạch ớt hàng ngày, vừa tăng thu nhập vừa giảm chi phí thuê lao động. Bình quân thu hoạch 20 - 30kg ớt/ngày, giá bán tuần đầu dao động từ 45.000 - 60.000 đồng/kg, 02 ngày gần đây, tăng lên 70.000 đồng/kg. Mặc dù ớt tăng cao nhưng năng suất giảm, do những ngày trước cơn mưa trái mùa liên tục 02 ngày và đêm nên gây ngập úng, bà tốn khoản chi phí bơm thoát nước và bón phân, phun thuốc để kích thích cây ớt ra hoa đậu trái. Nếu mức giá ớt này kéo dài từ nay đến Tết, gia đình bà có nguồn thu nhập khá, lợi nhuận ước đạt trên 15 triệu đồng/1.000m2.
Đến thăm gia đình ông Thạch Xương, một trong những hộ dân trồng thâm canh cây màu từ 08 đợt/năm tại ấp Kinh Xáng, xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành. Cây màu ông Xương chọn trồng quanh năm chủ yếu là xà lách, mồng tơi, rau dền. Ông Xương cho biết: rau cải đợt này tăng lên 3.000 - 5.000 đồng/kg so với những tháng trước. Nhớ lại những tháng trước, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, rau màu tiêu thụ khó khăn, lỗ công chăm sóc và chi phí đầu tư hạt giống, phân, thuốc. Đợt này tuy dịch bệnh còn phức tạp nhưng rau màu tăng trở lại, người trồng màu vô cùng phấn khởi.
Theo ông Xương, rau dền, mồng tơi, xà lách là loại rau ngắn ngày. Từ lúc trồng cho đến thu hoạch khoảng 30 - 40 ngày, xà lách khoảng 20 - 30 ngày. Nhờ vậy, ông chủ động xoay vòng trồng nhiều đợt trong năm. Với kinh nghiệm trồng màu 10 năm, mỗi khi kết thúc đợt màu, ông tiếp tục xới đất diệt cỏ dại, rải vôi xử lý nấm khuẩn, sau đó xuống giống vụ màu mới, quan trọng trong khâu sản xuất tránh trồng cùng một loại hạt giống trên cùng diện tích. Nhờ áp dụng cách trồng này, rau màu luôn xanh tốt, tăng năng suất và lợi nhuận đạt từ 06 - 08 triệu đồng/1.000m2. Với 1.000m2 rau mồng tơi hiện nay đang thu hoạch giá bán 7.000 đồng/kg, ông đang xử lý đất trồng lại rau dền và mồng tơi để bán tết Nguyên đán. Theo ông Xương, mồng tơi là loại rau dễ trồng, thời gian ngắn, giá bán tuy không cao chỉ dao động từ 5.000 - 10.000 đồng/kg tùy theo thời điểm, nhưng chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận nhiều.
Theo ông Thái Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lợi, năm nay do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid-19 nên người trồng màu ở xã Hòa Lợi giảm lợi nhuận từ 10 - 20 triệu đồng/ha/năm. Tuy tình hình khó khăn chung, nhưng ND trên địa bàn xã vẫn tích cực trồng màu ngắn ngày xoay vòng liên tiếp nhiều đợt trong năm, góp phần đảm bảo hàng hóa phục vụ thị trường của tỉnh. Đến những tháng cuối năm, tuy giá một số nông sản có tăng giá, nhưng ND không đạt lợi nhuận cao như mọi năm, do giá vật tư nông nghiệp tăng cao, nhất là phân bón tăng gấp đôi so với năm trước nên giảm lợi nhuận của người trồng màu.
Trong năm 2021, ND trong xã xuống giống 810ha màu chủ yếu màu thực phẩm, lợi nhuận 60 triệu đồng/ha/năm, giảm từ 10 - 20 triệu đồng/ha/năm so với cùng kỳ. Hiện nay ND đã và đang xuống giống 22ha màu các loại phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết.
Bài, ảnh: MẪN QUÂN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.