06/01/2021 13:30
Theo đó, tỉnh hỗ trợ quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho các tổ chức, cá nhân như hỗ trợ 100% kinh phí xác định vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất theo chuẩn VietGAP, thuê tư vấn, đào tạo cán bộ, người lao động tại cơ sở sản xuất, thuê tổ chức đánh giá chứng nhận… hỗ trợ 50% kinh phí mua trang thiết bị sơ chế, bảo quản.
Đối với các sản phẩm trồng trọt, tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mua máy bơm tự động và thiết bị cảm biến mực nước; hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng, xây dựng nhà lưới, rau thủy canh… Với sản phẩm chăn nuôi và thủy sản, tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí mua giống và 30% kinh phí xây dựng, cải tạo ao nuôi, kho chứa nguyên liệu và thức ăn, chứa dụng cụ chăn nuôi, máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống...
Bên cạnh đó, tỉnh cũng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân chi phí thuê kiểm soát chất lượng và dán tem với mức 17 triệu đồng/ha; chi phí xây dựng mới cửa hàng kinh doanh rau an toàn với mức 50 triệu đồng/cửa hàng.
Ngoài ra, chính sách này cũng hỗ trợ cải tạo vườn cây ăn trái, vườn dừa tập trung; chuyển đổi vườn tạp, đất trồng mía; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả; hỗ trợ phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm; hỗ trợ các cơ sở tham gia Chương trình OCOP; hỗ trợ ngư dân lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá; phát triển trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ…
Theo ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2016-2020, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước đạt 133.391 tỷ đồng, tăng 2,41%/năm. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng thủy sản, từng bước thích ứng biến đổi khí hậu.
Thời gian tới, tỉnh tập trung nhiều giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân trên cùng một đơn vị sản xuất. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030, tốc độc tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) toàn ngành nông nghiệp tăng từ 2,5-3%/năm; giá trị sản lượng bình quân trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 180 triệu đồng/năm; thu nhập của người dân nông thôn tăng ít nhất 2 lần so với năm 2020.
THANH HÒA
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.