11/12/2022 07:56
Bà Nguyễn Thị Thảo, ấp Chợ, chỉ hơn 1.000m2 mặt nước, với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, lợi nhuận từ 40 - 50 triệu đồng/năm.
Xác định nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là quan trọng, có liên quan và tác động đến XDNTM nâng cao. Do vậy, đầu năm 2022, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (BCĐ) xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải chủ động tập trung thực hiện giảm nghèo với nhiều giải pháp, nên đã đạt được nhiều kết quả, kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng nâng lên…
Theo đồng chí Lê Vũ Khanh, Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp Thạnh, thực hiện XDNTM nâng cao, hiện xã đạt được 11/19 tiêu chí. Tuy còn nhiều khó khăn, song kết quả đạt được là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ và đóng góp của Nhân dân; BCĐ đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động, tạo đồng thuận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong xã. Tinh thần trách nhiệm, quyết tâm của toàn thể Đảng bộ và Nhân dân xã Hiệp Thạnh là thành công bước đầu trong thực hiện XDNTM. Theo đó, hiện Hiệp Thạnh chỉ đạo, huy động toàn lực giữ vững và nâng cao chất lượng 11/19 tiêu chí đã đạt; trong đó có nâng kinh tế hộ; tập trung thực hiện 08 tiêu chí chưa đạt, phấn đấu đạt 02 tiêu chí xã NTM nâng cao vào cuối năm 2022.
Từ nghị quyết năm 2022 đề ra, Hiệp Thạnh đã tập trung nhiều giải pháp để giảm nghèo; toàn xã có 1.164 hộ; qua điều tra, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo, xã còn 37 hộ nghèo (127 nhân khẩu), chiếm 3,18% so với tổng số dân số, 22 hộ cận nghèo (87 nhân khẩu), chiếm 1,89%. Thu nhập bình quân đạt 64,9 triệu đồng/người/năm.
Căn cứ Kế hoạch số 01/KH-BCĐ, ngày 15/01/2022 của BCĐ xã Hiệp Thạnh về thực hiện các tiêu chí xã NTM nâng cao, đầu năm 2022, BCĐ xã phát động 1.164 hộ đăng ký “gia đình văn hóa, nông thôn mới” (đạt 100%) gắn với định hướng sản xuất, làm chuyển biến kinh tế hộ. Trước nhất, phát huy thế mạnh sản xuất nông nghiệp, BCĐ xã tuyên truyền, vận động Nhân dân và khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất…
Đồng chí Lê Vũ Khanh cho biết thêm, bằng sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, nên giá trị sản xuất năm 2022 ước đạt 1.243,107 tỷ đồng, đạt 97,18% kế hoạch, mức tăng trưởng đạt 13,31% (so năm 2021 tăng 146,118 tỷ đồng). Đặc biệt, lĩnh vực thủy sản đạt 571,018 tỷ đồng, đạt 108,55% kế hoạch, tăng 101,344 tỷ đồng; nông nghiệp đạt 20,71 tỷ đồng, đạt 115,05%, tăng 4,19 tỷ đồng.
Năm 2022, Hiệp Thạnh tập trung tuyên truyền và khuyến cáo nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng, hiệu quả và phát triển bền vững. Đến nay, trên địa bàn xã có 60,5ha đất giồng tạp được nông dân chuyển sang trồng màu, trồng cỏ. Hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi hiệu quả như: trồng táo nhà lưới, trồng măng Tây; nuôi dê, nuôi lươn, tổ hợp tác nuôi bò… trong đó, nông dân thay đổi 03 loại giống nuôi và trồng mới có giá trị kinh tế cao như: nuôi bò vỗ béo, dê bách thảo; trồng cà nâu, đậu phộng và cỏ nuôi bò; phát huy hiệu quả loại hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã, đẩy mạnh khai thác tốt tiềm năng kinh tế tự nhiên, các mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm kết hợp trồng rừng, nuôi cua, nuôi nghêu… góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.
Hiệp Thạnh đề ra một số chỉ tiêu quan trọng nhằm nỗ lực phấn đấu trong năm 2023: mức tăng trưởng 16,99% so với năm 2022 (giá trị sản xuất ước đạt 1.453,345 tỷ đồng, tăng 210,238 tỷ đồng so năm 2022). Trong đó: Lĩnh vực nông nghiệp đạt 646,062 tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm 2022 (thủy sản đạt 622,409 tỷ đồng, tăng 09%; nông nghiệp đạt 22,573 tỷ đồng, tăng 09%; lâm nghiệp đạt 1,08 tỷ đồng, tăng 3,9%). Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và xây dựng phấn đấu đạt 548,259 tỷ, tăng 17,52% (tiểu thủ công nghiệp 312,464 tỷ đồng, tăng 18%; xây dựng 235,795 tỷ đồng, tăng 35,99%) và thương mại, dịch vụ đạt 260,104 tỷ đồng, tăng 22%. |
Thủy sản là thế mạnh, nên sản lượng nuôi và khai thác năm 2022 đạt 6.988 tấn tôm, cá các loại (tăng 642 tấn so với năm 2021), đạt 104% kế hoạch. Đặc biệt, toàn xã có 156 hộ đầu tư nuôi tôm thẻ thâm canh mật độ cao với 341 lượt hộ, thả nuôi 168,5 triệu con giống, diện tích 92ha (367 lượt ao); có 104 hộ lợi nhuận nhưng không lớn; 25 hộ lợi nhuận dưới 100 triệu đồng, 32 hộ lợi nhuận từ 100 - 500 triệu đồng, 17 hộ lợi nhuận từ 0,5 - 01 tỷ đồng, 11 hộ lợi nhuận trên 01 tỷ đồng. Toàn xã có 230 phương tiện làm nghề khai thác thủy sản trên biển, sản lượng khai thác năm 2022 đạt 1.394 tấn tôm cá các loại, đạt 94,8% chỉ tiêu kế hoạch.
Hiệp Thạnh có 350 hộ sản xuất nông nghiệp, chiếm trên 30% so với tổng dân số. Năm 2022, nông dân trong xã đã xuống giống luân canh, luân vụ 198ha rau màu, đạt 98,5% so kế hoạch; sản lượng đạt 4.240 tấn, đạt 89,3% kế hoạch, so năm 2021 tăng 25,3%. Toàn xã có 895 hộ chăn nuôi với trên 23.000 con gia súc, gia cầm, đạt 95% so với kế hoạch năm. Trong đó, có 1.171 con gia súc, đạt 98,8%; có 20.850 con gia cầm, đạt 94,8%.
Năm 2023, Hiệp Thạnh sẽ tập trung triển khai các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 15/11/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh “Về lãnh đạo phát triển mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm chủ lực đến năm 2030 của tỉnh Trà Vinh”, Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 27/12/2017 của Tỉnh ủy Trà Vinh “Về lãnh đạo phát triển một số cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”.
Trong đó, tập trung chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng nâng cao giá trị sản xuất, gắn với bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế; vận động người dân phát triển vùng nuôi tôm tập trung theo hướng thâm canh mật độ cao; tiếp tục giữ vững sản phẩm OCOP 3 sao và phấn đấu phát triển thêm sản phẩm mới; duy trì hỗ trợ, phát triển các mô hình kinh tế nhân rộng trên địa bàn xã.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.