08/07/2024 15:58
Bà Thạch Thị Thia Ry thu hoạch ngó sen.
Nnhững năm gần đây, thực hiện phong trào “Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới”, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Phong Phú đã triển khai nhiều mô hình tham gia phát triển kinh tế, tham gia phát triển nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, từ đó đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất tinh thần trong lực lượng hội viên phụ nữ, nhất là phong trào phụ nữ ở nông thôn. Điển hình là mô hình trồng sen lấy ngó của bà Thạch Thị Thia Ry, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Ấp 4, xã Phong Phú là tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong phát triển kinh tế tại địa phương.
Với tinh thần cần cù chịu thương, chịu khó, sự tìm tòi học hỏi, vào tháng 4/2022 bà Thia Ry đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi 05 công đất trồng lúa kém hiệu quả của gia đình chuyển sang trồng sen để lấy ngó. Với việc chuyển đổi trồng sen trên đất ruộng kém hiệu quả không chỉ giúp cho gia đình bà nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích mà đây còn là mô hình thích nghi với biến đổi khí hậu, thời gian từ khi xuống giống đến khi thu hoạch khoảng 02 tháng, tổng chi phí đầu tư cải tạo đất trồng từ 0,7 - 01 triệu đồng/công.
Sau 03 tháng trồng, sen bắt đầu cho thu hoạch ngó sen, hiện nay với 05 công đất trồng sen, bình quân 02 ngày bà Thia Ry thu hoạch 01 lần cho sản lượng từ 25 - 30kg ngó sen, giá bán từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, trừ chi phí chị còn lãi khoảng 600.000 - 700.000 đồng, bình quân mỗi tháng gia đình bà thu từ tiền bán ngó sen trên 10 triệu đồng.
Ngoài ra, hàng tháng bà Thia Ry còn thu nhập thêm từ 01 - 1,5 triệu đồng từ việc bán hoa sen và gương sen. Đến tháng 9/2023 bà xây dựng mô hình trồng sen bán ngó, bà đã vận động thêm 01 hội viên tham gia mô hình cùng với bà, bước đầu mô hình chỉ với 02 thành viên tham gia. Kết quả từ khi bắt đầu thực hiện mô hình trồng sen bán ngó đến nay trừ tất cả các khoản chi phí đầu tư, công chăm sóc mô hình của bà đã thu được trên 240 triệu đồng từ bán ngó sen, hoa sen và gương sen.
Thấy được hiệu quả và lợi nhuận cao từ việc trồng sen lấy ngó, bà Thia Ry sẽ chuyển đổi tiếp thêm khoảng 05 công ruộng của gia đình để trồng sen bán ngó để phát triển, nâng cao đời sống kinh tế cho gia đình.
Từ hiệu quả kinh tế của mô hình trồng sen bán ngó mang lại, bởi chi phí đầu tư thấp, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao phù hợp với điều kiện những gia đình hội viên phụ nữ ít vốn đầu tư, nên bà Thia Ry đã tuyên truyền vận động tập hợp các hội viên có đất trồng kém hiệu quả và các mương vườn xung quanh cùng tham gia thực hiện mô hình.
Đến tháng 4/2024 bà cùng với các hội viên phụ nữ thành lập mô hình Tổ hợp tác “Sen Phong Phú” gồm có 07 thành viên tham gia từ 02 ấp (Ấp 4 và ấp Đồng Khoen); với tổng diện tích trồng trên 1,3ha (tận dụng ruộng và mương vườn nhà), mô hình do chị làm tổ trưởng. Để mô hình hoạt động đạt hiệu quả chất lượng, bà thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Hội LHPN xã, huyện tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tổ hợp tác tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tạo điều kiện tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình trồng sen bán ngó của Tổ hợp tác “Sen Phong Phú” là mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình hội viên phụ nữ, phù hợp với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương, đã mở ra hướng đi mới cho hội viên phụ nữ trong phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống gia đình, góp phần thúc đẩy và XDNTM tại địa phương.
Bài, ảnh: NGUYỄN HỪNG
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.