28/11/2020 09:43
Chị Trần Thị Liền, Tổ trưởng Tổ hợp tác đan đát xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn hỗ trợ của Hội LHPN các cấp khởi sự kinh doanh. |
Chính vì vậy, tỷ lệ giảm nghèo đối với hội viên phụ nữ còn chậm và thiếu bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao. Mặt khác, biến đổi khí hậu, thiếu việc làm tại địa phương đã dẫn đến tình trạng phụ nữ bỏ quê đi làm ăn xa ngày càng tăng với mong muốn có thu nhập cao hơn.
Trước thực trạng trên, xác định việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) là nhiệm vụ quan trọng của Hội, từ năm 2018 đến nay, thực hiện các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp với mục tiêu: nâng cao nhận thức của phụ nữ về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp, thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển doanh nghiệp và chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.
Trên cơ sở đó, Hội đã cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng cho các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh tập trung tổ chức triển khai các hoạt động đề án, tiếp sức mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ thực hiện, ưu tiên hỗ trợ nhóm phụ nữ yếu thế vươn lên làm chủ, phát huy lợi thế và tiềm năng phụ nữ trong sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho phụ nữ đóng góp nhiều hơn cho kinh tế địa phương.
Với lực lượng nữ chiếm trên 50% trong tổng số lao động, thời gian qua, Hội đã tích cực đổi mới nội dung và phương thức, từng bước cụ thể hóa hoạt động, thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, thi đua “Dân vận khéo”, xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” gắn với XDNTM, đô thị văn minh và thực hiện tốt việc vận động hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phụ nữ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, từ đó tạo thêm niềm tin, động lực cho hội viên vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng mô hình khởi nghiệp giảm nghèo bền vững.
Đến nay, Hội đã phát triển và duy trì 281 tổ liên kết hợp tác với 5.083 phụ nữ tham gia sản xuất, kinh doanh, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, như trồng trọt và chăn nuôi, nhiều tổ trưởng năng động, sáng tạo, mạnh dạn tìm hướng đi riêng cho tổ, dẫn dắt các thành viên tiếp cận sản phẩm và thị trường mới để nắm bắt nhu cầu, tìm đầu ra bền vững. Qua đó, có nhiều mô hình hoạt động hiệu quả như: Tổ hợp tác may mặc Thành Công tại Phường 2, thị xã Duyên Hải; Tổ trồng đậu phộng tại xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành; Tổ đan đát ở xã Nhị Long Phú, huyện Càng Long…
Bên cạnh việc khai thác các nguồn vốn, Hội còn phối hợp với Liên minh HTX tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý điều hành cho các thành viên hội đồng quản trị HTX, Ban quản lý các tổ hợp tác, tổ liên kết do phụ nữ quản lý, đặc biệt lồng ghép giới trong tuyên truyền cho nhóm phụ nữ mới khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Tăng cường phối hợp, hỗ trợ thành lập các mô hình tổ liên kết, tổ hợp tác, HTX do phụ nữ quản lý và liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh. Với mục tiêu mỗi năm Hội hỗ trợ, giúp đỡ ít nhất 81 phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và phối hợp đào tạo nghề cho ít nhất 1.200 lao động nông thôn. Phát triển mới 15 tổ hợp tác hoạt động theo quy định và thành lập mới 01 HTX do phụ nữ quản lý. Đến nay, Hội đã vận động thành lập 05 HTX do phụ nữ quản lý, đạt 100% chỉ tiêu nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Trong số các HTX do phụ nữ quản lý có HTX Tân Qui, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè được thành lập từ năm 2018 đến nay với 20 thành viên là hội viên phụ nữ trên địa bàn cù lao Tân Qui. Đây là mô hình do Hội LHPN tỉnh chỉ đạo, hỗ trợ thành lập với nguồn vốn hỗ trợ 100 triệu đồng nhằm giúp chị em có thêm việc làm, tăng thu nhập cho gia đình. Việc thành lập HTX do phụ nữ quản lý đã làm thay đổi nhận thức, tư duy và thói quen sản xuất nhỏ lẻ của hội viên, phụ nữ trong xã; tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên để trao đổi kinh nghiệm và hợp tác liên kết phát triển sản xuất; tiếp cận với các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. HTX hoạt động với các loại hình sản xuất nấm bào ngư, hàng thủ công mỹ nghệ, ương dưỡng cây ăn trái giống và thu mua các loại trái cây của thành viên và người dân cung ứng thị trường trong và ngoài tỉnh, tổng doanh thu hàng tháng 150 triệu đồng, lợi nhuận 20 triệu đồng/tháng, giải quyết việc làm cho 100 lao động nữ địa phương.
Thời gian qua, Hội đã phối hợp với các sở, ngành hỗ trợ nguồn lực thực hiện các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp phát triển kinh tế tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững. Qua đó, phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hợp tác, nòng cốt là HTX. Thời gian tới, Hội tiếp tục vận động hội viên, phụ nữ tham gia phát triển kinh tế tập thể và tạo liên kết đầu vào, đầu ra sản phẩm hoặc hình thành các dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Tăng cường công tác đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho hội viên, phụ nữ gắn với hình thành các mô hình tạo việc làm sau học nghề. Thực hiện các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ hợp tác, HTX tiếp cận vốn, khoa học - kỹ thuật, nhất là triển khai thực hiện hiệu quả Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và đề án tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển du lịch và XDNTM.
Bài, ảnh: MỸ NHÂN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.