20/11/2021 14:38
Mô hình trồng hành trong nhà lưới của chị Sơn Thị Thi, ấp Mồ Côi, xã Đôn Châu cho thu nhập cao.
Hội LHPN xã Đôn Châu có 10 chi hội, tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên có 3.654 người, trong đó, có 2.023 là người Khmer, chiếm 55,36% so phụ nữ từ 18 tuổi trở lên; tổng số 1.870 hội viên phụ nữ, đạt tỷ lệ 51,30%. Đa phần gia đình hội viên sinh sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, một phần mua bán nhỏ. Một số hộ hội viên còn khó khăn. Từ thực tế trên, Hội LHPN xã đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế hộ. Từ đó, Hội triển khai nhiều giải pháp thiết thực, giúp đỡ hội viên thay đổi nếp nghĩ, cách làm mới, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh vươn lên trong cuộc sống.
Bà Lâm Thị Quyền, Chủ tịch Hội LHPN xã Đôn Châu cho biết: hàng năm, Hội LHPN xã tổ chức khảo sát đời sống, nhu cầu của hội viên, phụ nữ về phát triển kinh tế gia đình. Đánh giá, phân loại hộ gia đình hội viên nghèo, tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Hội nghiên cứu các mô hình sản xuất mới, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và khả năng tham gia của hội viên để tập trung đầu tư phát triển. Tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tích cực tham gia phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, thực hiện tốt các chủ trương về phát triển kinh tế hộ. Hội tạo điều kiện cho chị em tiếp cận nguồn vốn ưu đãi thông qua 25 tổ tiết kiệm vay từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển của tỉnh, với tổng số tiền hơn 1,6 tỷ đồng, hỗ trợ 244 hộ trồng trọt, chăn nuôi, mua bán nhỏ. Từ việc tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển, Hội hỗ trợ 31 hội viên tham gia khởi nghiệp, với vốn đầu tư trên 718 triệu đồng.
Năm 2018, chị Sơn Thị Thi, ấp Mồ Côi được đầu tư 12 triệu đồng xây dựng mô hình trồng rau trong nhà lưới. Gia đình chị đối ứng thêm nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà lưới với diện tích rộng hơn 0,1ha trồng hành, ớt, cà chua… chị Thi chia sẻ: “gia đình thu nhập từ sản xuất lúa và trồng màu. Cây màu thu nhập gấp nhiều lần so cây lúa, nhờ vào cây màu mà vợ chồng tôi có điều kiện nuôi các con ăn học. Hiện, 02 đứa con giái lớn đã tốt nghiệp đại học và con trai út đang học lớp 10”.
hị Phạm Thị Hoàng, ấp Sa Văng, mạnh dạn chuyển đổi từ mô hình trồng rau truyền thống sang mô hình trồng rau trong nhà lưới. Chị Hoàng cho biết, trồng rau trong nhà lưới năng suất tăng gấp 04 lần so trồng rau bên ngoài. Nhân rộng từ mô hình của chị Hoàng, đến nay, ấp Sa Văng có thêm 07 hộ trồng rau trong nhà lưới mang lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, Hội LHPN xã thành lập 02 câu lạc bộ phụ nữ khởi nghiệp ở ấp Mồ Côi và ấp La Bang Chùa, có 20 thành viên tham gia hoạt động buôn bán nhỏ, chăn nuôi… hỗ trợ phụ nữ nghèo vươn lên, thoát nghèo bền vững. Từ các hoạt động trên, xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến trong phong trào làm kinh tế giỏi. Đến nay, toàn Hội xây dựng hơn 20 tổ, mô hình kinh tế đem lại thu nhập từ 50 - 500 triệu đồng/năm. Nhiều hội viên khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống; hộ khá, giàu tăng lên. Phong trào đã khơi dậy tính chủ động, sáng tạo, cần cù lao động của hội viên.
Với nhiều cách làm thiết thực, sát tình hình, phù hợp với điều kiện ở từng địa phương, từng gia đình, phong trào đã khích lệ hội viên phụ nữ phát huy ý chí, đổi mới nếp nghĩ, cách làm, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế tại địa phương, chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bài, ảnh: HUỲNH NỔI
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.