16/09/2020 08:17
Trao đổi cùng chúng tôi, lãnh đạo UBND 02 xã đều có chung chia sẻ: khi cả 02 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, thì tuyến đường này kể là đường đal, nhưng thực tế gần như không còn sử dụng được. Trước thực trạng trên, mỗi lần có hội nghị tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội các khóa của tỉnh Trà Vinh, cũng như của đại biểu HĐND các cấp, cử tri của 02 xã đều kiến nghị, mong sớm được hỗ trợ đầu tư xây dựng, tạo động lực cho vùng sâu vùng xa, vùng kháng chiến như Nhị Long và Nhị Long Phú có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân, song do nguồn kinh phí của tỉnh hạn chế. Nhưng mãi đến năm 2019, tỉnh mới phân bổ nguồn vốn, tiến hành giải phóng mặt bằng, thi công, đến nay, công trình đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn chờ cây cầu Chữ Thập, nằm trên trên tuyến đường đal (nay được huyện quyết định công nhận Hương lộ 4) hoàn thành là thông tuyến.
Ông Nguyễn Văn Lên, Bí thư Đảng ủy xã Nhị Long Phú tâm đắc: năm 2010, khi xã Nhị Long Phú triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, xã chỉ đạt 05/19 tiêu chí so với Bộ tiêu chí quốc gia về XDNTM, đến nay, xã đã cơ bản hoàn thành 20/20 tiêu chí xã NTM nâng cao. Hương lộ 4 hoàn thành sẽ là động lực mạnh mẽ cho người dân, không riêng của Nhị Long Phú mà còn cả của Nhị Long và một phần của xã Đức Mỹ.
Ông Đặng Thanh Chiến, Công chức Địa chính - Xây dựng cho biết, công trình đường kết nối Quốc lộ 60 đi qua 02 xã Nhị Long và Nhị Long Phú (Hương lộ 4), dài 3,33km. Trong đó, Nhị Long Phú hưởng lợi gần 2,5km và xã Nhị Long gần 01km, tổng kinh phí thực hiện gần 10 tỷ đồng (không tính kinh phí phần xây dựng cầu Chữ Thập nằm trên tuyến Hương lộ 4, thuộc địa phận xã Nhị Long Phú). Tuyến đường được làm nhựa hoàn toàn, mặt đường rộng 05m, đảm bảo xe trọng tải vận chuyển các mặt hàng nông sản của nông dân lưu thông trên tuyến an toàn. Công trình do Sở Giao thông-Vận tải làm chủ đầu tư; Công ty TNHH Đông Anh là đơn vị thi công.
Bà Lê Thị Tuyền, ngụ xã Nhị Long Phú chia sẻ: từ trước đến nay, người dân ở xã Nhị Long Phú có được mặt hàng nông sản như: cam sành, chuối… chỉ bán ở chợ Càng Long. Mặc dù xã Nhị Long Phú cách xã Nhị Long và cách Quốc lộ 60 chỉ hơn 03km, nhưng không có đường xe 04 bánh lưu thông được. Nông dân muốn bán nông sản ở chợ xã Nhị Long, phải vận chuyển lên Quốc lộ 53, rồi đến xã Bình Phú, đi vào Quốc lộ 60, mới đến Nhị Long; đoạn đường đi vòng dài gần 04 lần so với Hương lộ 4 hiện nay; vừa chi phí cao, vừa tốn thời gian, nên nông dân “bán tháo” tại vườn là chủ yếu.
Theo ông Nguyễn Văn Lên, từ nhiều năm qua, phát huy truyền thống của xã Nhị Long anh hùng, Đảng bộ và Nhân dân xã Nhị Long Phú luôn “tâm đầu, ý hợp” trong mọi phong trào cách mạng của địa phương. Công trình xây dựng Hương lộ 4 như đã nêu là một minh chứng thuyết phục; công trình được xem là “ý Đảng, lòng dân”. Thể hiện rõ nhất là công tác giải phóng mặt bằng, từ khi kê biên đến giao mặt bằng đảm bảo đúng tiến độ, người dân đồng thuận. Có thể nói sức mạnh đoàn kết, niềm tin đối với Đảng, đối với chính quyền của Nhân dân xã Nhị Long Phú thể hiện rõ nét từ khi thực hiện lộ trình xây dựng xã NTM nâng cao (năm 2015 đến nay). Chỉ trong 05 năm, xã Nhị Long Phú xây dựng 02 tuyến hương lộ dài trên 10km, xây dựng các tuyến đường trục chính nội đồng và đường liên ấp dài 15,5km; xây dựng 15 cây cầu bê-tông, 100% đường làng ngõ xóm đã được nhựa hóa hoặc bê-tông hóa theo các tiêu chí của xã NTM nâng cao. Theo dự kiến, đến cuối năm 2020, cầu Chữ Thập hoàn thành và đưa vào sử dụng, cùng với công trình Hương lộ 4 thông suốt toàn tuyến, là động lực giúp Nhị Long Phú phát triển kinh tế nhanh và bền vững; tạo nền tảng giúp Đảng bộ Nhị Long Phú hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.
Cầu Chữ thập đang trong giai đoạn thi công.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.